Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho rằng chưa cần sử dụng đến dầu gió, riêng việc xoa bóp chân đều đặn hàng ngày trước khi ngủ đã mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác trong cơ thể. Việc xoa bóp đúng cách giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu, lưu thông khí huyết.
Sử dụng các loại dầu gió, bao gồm dầu nóng để xoa bóp là một phương pháp dân gian nhưng có thể đem lại hiệu quả cho sức khỏe.
Dầu gió có mùi thơm nhẹ, the mát, giúp cơ thể thư giãn.
Ngoài ra, nó còn giúp làm ấm chân, đặc biệt là vào những ngày thời tiết lạnh. Việc giữ ấm chân khi trời lạnh rất quan trọng.
Dầu gió còn giúp làm ấm cơ thể, ngừa các bệnh do thời tiết như ho, cảm cúm.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trước khi đi ngủ vào buổi tối, đặc biệt là khi trời lạnh, hãy thoa một vài giọt dầu vào lòng bàn chân. Điều này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp bạn ngủ ngon hơn. Những người dễ bị mất ngủ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Để tăng cường tác dụng, sau khi thoa dầu gió vào lòng bàn chân, bạn nên xoa bóp lòng bàn chân, tập trung vào huyệt Dũng tuyền - một trong những huyệt quan trọng nhất trên cơ thể. Xoa bóp bàn chân bằng dầu gió sẽ tiếp thêm sinh lực chơ thể, giúp tạo cảm giác buồn ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Xoa dịu cơn đau
Khi cơ thể xuất hiện các hiện tượng như viêm do nhiệt, đau bụng, đau cơ, nhức mỏi, bạn có thể thoa một chút dầu gió lên vùng bị đau.
Trường hợp gió lạnh, hơi lạnh tích tụ trong người gây ra các triệu chứng đau, phụ nữ bị lạnh tử cung, cũng có thể bôi dầu gió để cải thiện.
Làm ấm cơ thể
Như đã nói ở trên, dầu gió có giúp làm ấm chân hiệu quả. Việc xoa dầu gió vào lòng bàn chân khi ngủ, đặc biệt là vào mùa đông sẽ giúp cơ thể ấm lên, tránh tình trạng nhiễm lạnh.
Ngừa ho, trị ho
Bôi dầu gió vào lòng bàn chân là một cách ngăn ngừa tình trạng ho do nhiễm lạnh hiệu quả. Lưu ý, nếu bạn bị ho do mắc các bệnh mãn tính như viêm phổi, ho lao thì không nên sử dụng cách này. Nếu thấy mình bị ho liên tục nhiều ngày thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Một số lưu ý khi sử dụng dầu gió
Nên rửa tay trước và sau khi dùng dầu gió để tránh làm dính vào mắt và các bộ phận trên mặt gây khó chịu.
Người bị đau bụng, khó tiêu có thể bôi dầu gió vào vùng quanh rốn. Nếu nhức đầu, bôi dầu gió ở thái dương. Muốn giữ ấm cơ thể thì bôi ở tay chân.
Lưu ý, một ngày không thoa dầu gió nhiều hơn 3-4 lần và đặc biệt không bôi lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở.
Người mắc bệnh mãn tính, trẻ em, phụ nữ mang thai khi sử dụng dầu gió phải cẩn trọng, nên có sự tư vấn của bác sĩ.
Tác giả: Thanh Huyền
-
6 loại thực phẩm 'hút' dầu mỡ, làm sạch ruột, 'bóp nhỏ' vòng eo: Chị em không tận dụng là quá lãng phí
-
5 loại rau, 8 loại nước giàu collagen bậc nhất: Chị em nên dùng mỗi ngày để da luôn căng mịn, không nếp nhăn
-
3 điểm đặc biệt trên bàn chân của người khỏe mạnh, sống thọ: Nếu bạn có đủ cả 3 thì xin chúc mừng
-
Loại rau giàu canxi gấp 36 lần canh xương: Ăn chín hay sống đều tốt, nhiều người không biết mà tận dụng
-
5 hiện tượng lạ ở vùng cổ cảnh báo nguy cơ mắc K tuyến giáp, gặp 1/5 cũng đáng lo ngại, cần đi khám