Việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 sẽ tác động không nhỏ đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của người lao động và doanh nghiệp.
Lương tối thiểu vùng năm 2022 tăng như thế nào?
Từ ngày 1/7, Nghị định 38/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động được áp dụng.
Theo đó, mức lương tối thiểu tháng tăng bình quân 6% (tương ứng tăng 180.000- 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức lương tối thiểu vùng tăng lên thì mức tiền lương thấp nhất, làm căn cứ tính đóng BHXH cũng sẽ tăng lên. Tiền lương đóng BHXH tối thiểu tăng lên, kéo theo các chế độ BHXH sẽ tăng.
Mức lương tối thiểu vùng từ trước và sau ngày 1/7 sẽ được tăng lên như sau:
Lương tối thiểu vùng ảnh hưởng như thế nào đến tiền đóng bảo hiểm?
Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích một khoản tiền nhất định để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Tiền lương làm căn cứ đóng các loại bảo hiểm trên chính là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Theo khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, tiền lương này bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được ghi nhận cụ thể và được chi trả thường xuyên trong kì trả lương cho người lao động.
Bên cạnh đó, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định:
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, có thể thấy, lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng trực tiếp đế mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH hằng tháng. Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động và người sử dụng lao động đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp sẽ phải điều chỉnh tăng để đảm bảo cao hơn hoặc bằng mức tiền lương tối thiểu vùng mới.
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu?
Theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã dẫn chiếu ở trên, mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH được xác định như sau:
- Người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
- Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.
- Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.
Căn cứ mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐP-CP, có thể tính toán được tiền lương tối thiểu đóng BHXH hằng tháng áp dụng từ ngày 01/7/2022 như sau:
Đơn vị: đồng/tháng
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng bao nhiêu phần trăm lương hưu?
-
Lỡ làm mất sổ BHXH, làm 2 cách sau để được cấp lại
-
Nghỉ hưu năm 2022, đóng đủ 30 năm BHXH, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu?
-
Kỳ lạ nghề càng chạy càng ra tiền, thu nhập mỗi ngày vài trăm nghìn đồng
-
6 nghề thu nhập cao nhưng không được phép kinh doanh tại Việt Nam, yêu tiền tới mấy cũng chớ "dính" vào