Người dân cần mang theo thứ gì để hưởng hết quyền lợi BHYT?
Quy định về thủ tục Khám chữa bệnh BHYT, cho phép xuất trình CCCD thay thế cho thẻ BHYT có ảnh; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ đã được định danh điện tử mức độ 2 trên VNeID khi đi khám chữa bệnh.
Như vậy, người dân đi khám chữa bệnh chỉ cần mang theo CCCD đã được định danh điện tử mức độ 2 hoặc sổ y tế điện tử sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT. Các quy định này tạo điều kiện cho cơ sở khám chữa bệnh nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động và bảo đảm quyền lợi của người bệnh BHYT, quản lý, sử dụng quỹ BHYT an toàn, đúng quy định.
Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục từ 01/01/2024 - 30/6/2024
Từ ngày 01/01/2024 - 30/6/2024, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10.800.000 đồng (6 tháng lương cơ sở) được hưởng các quyền lợi BHYT 5 năm liên tục.
Ngoài ra, người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế có chi phí cho một lần dưới 270.000 đồng thì được BHYT chi trả 100%, người bệnh được khám chữa bệnh miễn phí.
Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục từ 01/7/2024 thay đổi thế nào?
Dự kiến từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương công chức, trong đó có nội dung bãi bỏ lương cơ sở.
Như đã đề cập, điều kiện tính hưởng BHYT 5 năm liên tục hiện nay có căn cứ vào mức lương cơ sở. Nếu thực hiện bỏ lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 thì điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục sẽ dựa theo căn cứ nào?
Về vấn đề này, tại khoản 13 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế có đề cập như sau:
"13. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
... d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn mức quy định của Chính phủ, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;..."
Như vậy, theo đề xuất trên, số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm sẽ không còn tính theo lương cơ sở mà sẽ tính theo mức do Chính phủ quy định.
Có thể thấy, việc cải cách tiền lương công chức cũng có sự tác động đến điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục.
Tác giả: Mộc
-
Chỉ còn 3 trường hợp này được biên chế suốt đời trong năm 2024, đó là ai
-
Từ 1/7/2024: Người dân không đi đổi GPLX bị xử phạt 6 triệu đúng không?
-
Sắp có tới 2 thay đổi lớn liên quan đến Sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024, là thay đổi gì?
-
Theo luật mới, quy định cấp, đổi trả giấy phép lái xe sẽ như thế nào? Có nhanh chóng không?
-
Vợ chồng ly hôn, sổ tiết kiệm được phân chia như thế nào, có chia đôi không?