2 trường hợp giấy tờ mua bán nhà đất bằng viết tay được cấp sổ đỏ
Theo quy định Luật Đất đai 2013, 2 trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay vẫn được cấp sổ đỏ. Trường hợp đầu tiên là người sử dụng đất bao gồm hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 1.1.2008.
Trường hợp thứ hai là người sử dụng đất là hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 1.1.2008 đến trước ngày 1.7.2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Như vậy, trường hợp mua đất bằng giấy viết tay mà thuộc một trong hai trường hợp kể trên thì vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.
Giấy tờ cần có khi làm sổ đỏ cho nhà đất mua bằng giấy viết tay
Người sử dụng đất khi làm đơn cấp sổ đỏ cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đăng kí, cấp sổ đỏ theo mẫu 04/ĐK.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay giữa các bên.
- Một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng kí về quyền sử dụng đất từ ngày 1.7.2008 đến trước ngày 1.7.2014.
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; nếu thuộc trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất này.
- Các giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng kí quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Thủ tục cấp sổ đỏ cho nhà đất viết giấy mua bán bằng tay
Theo đó, thủ tục cấp sổ đỏ đối với đất mua bằng giấy viết tay được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ
- Trường hợp 1: Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
- Trường hợp 2: Cá nhân, hộ gia đình không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
+ Địa phương có bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa.
+ Địa phương chưa thành lập một phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký đất đai (Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu chưa có chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa nộp lệ phí thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong giai đoạn này, khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, người nộp hồ sơ nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trả kết quả
Giấy chứng nhận sẽ được trao cho người dân trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong thủ tục.
Tác giả: Mộc
-
Đến cuối tháng 4/2024: Không đi đổi Giấy đăng ký xe hết hạn có bị phạt 6 triệu không?
-
Từ nay tới 1/7/2024: 4 trường hợp cần đi cấp đổi lại Sổ Đỏ, càng cố giữ lại càng thiệt thòi
-
Có 9 đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội năm 2024, cụ thể là ai?
-
Người lao động đi làm ngày Giỗ tổ có được thưởng không?
-
Từ 1/5: Người dân không vi phạm, CSGT có quyền dừng xe kiểm tra trong 3 tình huống: Chống lại phạt 8 triệu đồng