Tuổi mới 30 mà răng “yếu” như người 60: Áp dụng ngay '6 không 3 nên' này để răng chắc khỏe

( PHUNUTODAY ) - Răng được ví như chiếc máy nghiền đối với cơ thể con người, mọi thứ ăn uống đều phải đi qua nó. Răng không khỏe thì dạ dày và phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Răng được ví như chiếc máy nghiền đối với cơ thể con người, mọi thứ ăn uống đều phải đi qua nó. Răng không khỏe thì dạ dày và phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt sau 60 tuổi phải quan tâm đến sức khỏe răng miệng vì nước bọt của người già không đủ để tiêu diệt vi khuẩn, một khi vi khuẩn vào phổi có thể gây viêm phổi nặng.

Để cải thiện sức khoẻ răng miệng, hãy tuân thủ "sáu không" này

1. Đánh răng vừa phải, không chải quá mạnh

Một số người cho rằng đánh răng càng mạnh thì có thể chải sạch chất bẩn bám trên răng, và giúp răng trắng sáng. Thực tế thì răng của chúng ta hơi vàng và không hoàn toàn trắng sáng. Chỉ cần động tác chải nhẹ nhàng là cũng đủ để làm sạch răng rồi. Nếu dùng lực quá mạnh sẽ khiến lớp men bảo vệ răng bị và gây tổn thương nướu.

2. Không dùng tăm để xỉa răng

Dùng tăm xỉa răng giúp loại bỏ các mảnh vụn thực phẩm nhưng sẽ gây ra sự mài mòn răng và chảy máu lợi. Cách làm này ảnh hưởng rất xấu tới sức khoẻ răng miệng, thậm chí khiến khoảng cách giữa răng ngày càng lớn.

3. Không nên chỉ ăn bằng một bên

Hàm răng trên và dưới đều tuân theo một quy luật nhất định để xay thức ăn, nếu một bên làm việc thường xuyên còn bên kia không vận động thì đường tâm của răng sẽ không thẳng hàng, điều này sẽ dẫn đến việc khuôn mặt bị lệch. Thói quen này nếu không được sửa kịp thời thì gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau.

4. Không nên ăn thức ăn có tính axit

Những người thích ăn thức ăn có tính axit thì phải súc miệng thật sạch sau khi ăn, tốt nhất nên dùng các loại nước súc miệng một thời gian dài để giảm cặn thức ăn và tránh bị khuyết cổ chân răng. Dù yêu thích các món ăn này như thế nào, bạn cũng nên ăn ít lại vì sức khỏe răng miệng.

5. Không nên ăn thức ăn cứng hay dùng răng mở đồ uống

Men răng tuy rất cứng nhưng không phải không thể bị phá vỡ. Việc thường xuyên ăn những thực phẩm cứng, dài sẽ khiến lớp men răng bị bào mòn, làm cho cổ răng dễ bị mẻ. Dùng răng mở nắp chai cũng có thể khiến răng của bạn bị gãy.

Trong trường hợp nắp đồ uống chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, hành động này sẽ vô tình rước cả tỷ vi khuẩn vào trong cơ thể. Vì vậy, hãy sử dụng đúng đồ mở nắp để làm công việc này.

Có thể thấy, "6 điều không nên làm" này liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày của con người. Nếu tuân thủ thực hiện, sức khoẻ răng miệng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, không những thế còn giúp kéo dài tuổi thọ của răng.

6. Đừng vội đi ngủ mà quên đánh răng

Các chuyên gia luôn khuyên tất cả mọi người là hãy chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Tuy nhiên, nhiều người trong số chúng ta vẫn thường phớt lờ việc đánh răng vào buổi tối. Bạn nên nhớ rằng đánh răng vào buổi tối vô cùng quan trọng bởi đây là thời điểm chúng ta cần loại bỏ các vi trùng và mảng bám tích tụ trong răng suốt cả một ngày.

3 nên làm để răng chắc khỏe

1. Giữ thói quen chải răng 2 lần mỗi ngày

Đây tưởng chừng là điều mà ai cũng biết nên đôi khi chúng ta thường chải răng khá đại khái để chải đủ số lượng 2 lần mỗi ngày mà không chú trọng chất lượng của việc chải răng. Giữ cho răng miệng sạch sẽ có thể ngăn ngừa các bệnh về nướu và các nguy cơ gây sâu răng, hỏng răng.

Các nha sĩ luôn khuyến cáo nên đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng mềm để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng 1 lần khi cảm thấy những sợi lông trên bàn chải bắt đầu có dấu hiệu sờn.

Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ bởi mỗi lần đánh răng, bạn nên dành khoảng 2 phút chải sạch toàn bộ kẽ răng. Sau khi ăn, uống, nên nhớ phải súc miệng ngay với nước lọc hoặc nước muối để tránh thức ăn tạo thành các mảng bám gây sâu răng.

2. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

Không kiểm tra răng miệng định kỳ cùng với việc vệ sinh răng không đúng cách… là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về răng miệng.

Việc khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ gây hại cho răng miệng từ đó có giải pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả. Chính vì vậy, hãy từ bỏ thói quen chỉ khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như răng bị chảy máu, viêm nướu… mới đến gặp nha sĩ bởi lúc đó răng bị tổn thương quá nặng sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị.

Theo lời khuyên của PGS.TS. Trịnh Đình Hải (Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam), việc duy trì khám răng định kỳ 6 tháng/lần với người bình thường và 3 tháng/lần với người có nguy cơ sâu răng cao là rất cần thiết, bởi những bệnh răng miệng, tổn thương sâu răng sẽ sớm được phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Ở mọi lứa tuổi thì một chế độ ăn uống lành mạnh là tránh xa đường để giữ răng miệng cũng như cơ thể luôn khỏe mạnh. Những loại thức ăn chứa đường như kẹo, bánh, trà sữa, nước ngọt,… là thủ phạm hàng đầu gây sâu răng. Do đó, nếu bạn có sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, tốt nhất là bạn nên súc miệng bằng nước súc miệng sau khi ăn để ngăn ngừa các loại vi khuẩn làm mòn men răng, gây sâu răng.

Nguồn thức ăn giàu canxi, vitamin D giúp chống rụng răng và loãng xương ở người lớn tuổi. Nên bổ sung các thực phẩm như sữa, phomat, rau lá xanh, hạt đậu khô…

Tinh bột: Nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều tinh bột/ít các loại đường nói chung có mức sâu răng thấp hơn những người ăn ít tinh bột/nhiều đường.

Rau quả: Giúp kích thích tiết nước bọt, làm sạch răng và góp phần tái khoáng hóa men răng, ngăn ngừa sâu răng. Nên bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Dưa chuột, dưa gang, cà rốt, bí xanh, súp lơ, củ cải, rau diếp, cà tím...

Tác giả: Vũ Ngọc