Đau bụng
Virus HPV xâm nhập vào các mô tế bào ở sâu bên trong và chèn ép các tế bào tử cung khiến chị em bị đau bụng, nhất là khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, nhiễm HPV còn có thể khiến chị em gặp tình trạng đau bụng kéo dài khi đến ngày "đèn đỏ". Thông thường, đau bụng kinh sẽ thuyên giảm sau 1-2 ngày đầu. Tuy nhiên, nếu phụ nữ chưa từng đau bụng kinh hoặc trước đó cơn đau không đáng kể nhưng giờ bị đau kéo dài hoặc dữ dội hơn thì cần phải lưu ý.
Thực tế, 90% các vấn đề về cổ tử cung là do nhiễm HPV. Trong đó, HPV 16 và HPV 18 được đánh giá là hai loại nguy hiểm nhất. Nó có thể gây ra tổn thương cho cổ tử cung và dẫn tới việc hình thành các khối u ác tính.
Tăng tiết khí hư
Khi bạn bị nhiễm HPV, lượng khí hư có thể tăng lên bất thường và còn dịch màu vàng, đen. Khi thấy những dấu hiệu này, chị em tốt nhất nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Mùi hôi khó chịu
HPV có thể gây ra tổn thương ở cổ tử cung. Khi đi vệ sinh, bạn sẽ nhận thấy mùi hôi tanh rõ rệt. Đó có thể là mùi của các mô tế bào bị virus tấn công và trở nên thói rữa. Dù bạn có dùng các loại dung dịch vệ sinh hay nước hoa thì cũng không thể át được mùi hôi này. Trong trường hợp có mùi hôi bất thường, chị em đừng chần chừ, hãy đi khám ngay lập tức.
Chảy máu bất thường
Nếu không phải "ngày đèn đỏ" mà chị em vẫn thấy có máu thì cần phải chú ý. Đó là một dấu hiệu không tốt, cảnh báo cổ tử cung đang gặp vấn đề, cần phải được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và xác định nguyên nhân, có phương hướng điều trị kịp thời.
Làm thế nào để loại bỏ virus HPV?
Tăng cường hệ miễn dịch
Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể là cách giúp bạn đối phó với tất cả các loại virus, vi khuẩn chứ không riêng gì HPV. Khi miễn dịch của cơ thể yếu đi, virus HPV có khả năng lây lan và phát triển nhanh hơn, gây tổn thương lớn hơn cho cơ thể.
Để nâng tăng cường chức năng miễn dịch, chị em cần chú ý đến việc sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích kích, không nên thức khuya...
Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
Việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày giúp chị em loại bỏ HPV và nhiều vi khuẩn, virus khác.
Kiểm tra thường xuyên
Phụ nữ cần chú ý đến những thay đổi của cơ thể để nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm. Ngoài ra, đi khám sức khỏe định kỳ cũng là một việc nên làm. Đặc biệt, phụ nữ đã kết hôn trên 3 năm nên đi khám cổ tử cung thường xuyên hơn.
Tiêm phòng
Tiêm phòng là cách ngăn ngừa sự tấn công các loại virus HPV, đặc biệt là các loại virus có thể dẫn tới việc hình thành các khối u ác tính. Việc tiêm phòng đạt lợi ích tối đa khi vắc xin được tiêm trước thời điểm "quan hệ" lần đầu tiên của nữ giới. Vắc xin ngừa HPV được khuyến cáo sử dụng ở nữ giới từ 9 đến 26 tuổi.