Nguyên nhân khiến kem chống nắng bị vón cục
Do thành phần của kem
Đa số các loại kem chống nắng thường chứa chất tạo màng (film forming agent) hoặc silicone trong thành phần nhưng những chất đó sẽ không thể nào thẩm thấu vào da nên mới gây ra tình trạng bôi kem chống nắng bị vón cục.
Ngoài ra, khi dùng một số mỹ phẩm khác cùng với kem chống nắng cũng có thể là nguyên do cho hiện tượng dính lớp, vón cục.
Do sự kết hợp của các thành phần gốc dầu và nước
Đa số các sản phẩm gốc dầu sẽ không hòa tan được với các sản phẩm gốc nước, vì thế mà hiện tượng bị tách lớp và vón cục trên da diễn ra.
Do sử dụng quá nhiều
Khi sử dụng quá nhiều các sản phẩm lên da như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, serum dưỡng da,... sẽ khiến da không thể thẩm thấu. Các phần bị thừa lại sẽ khiến cho kem chống nắng bị bết dính, vón cục.
Do tình trạng da mỗi người
Da khô, bong tróc, làn da không được tẩy tế bào chết thường xuyên hay không được dưỡng ẩm.... khiến kem chống nắng khó bôi không thể hòa tan hết. Sự dầu thừa và tế bào chết tạo nên hiện tượng kết tủa làm da bị khô mốc.
Cách dùng kem chống nắng đúng cách, không bị vón cục
Dưỡng ẩm đầy đủ
Đảm bảo dưỡng ẩm cho da trước khi sử dụng kem chống nắng nhằm giúp kem chống nắng thẩm thấu vào da cách tốt nhất. Từ đó, hạn chế được tình trạng kem chống nắng vón cục, xuất hiện những hạt li ti dẫn đến mất thẩm mỹ.
Da khô, kem chống nắng có thể không thẩm thấu vào da một cách tốt nhất, dẫn đến tình trạng vón cục hoặc lớp kem chống nắng không đều trên da. Da thiếu ẩm cũng bị tổn thương bởi tác động của ánh nắng, khiến cho kem chống nắng không thể bảo vệ da tốt nhất.
Vì vậy, trước khi sử dụng kem chống nắng, hãy đảm bảo rằng bạn đã dưỡng ẩm cho da một cách đầy đủ bằng cách sử dụng kem dưỡng da hoặc serum dưỡng ẩm.
Bôi kem chống nắng trước khi đi ra ngoài 15 – 20 phút
Dùng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài từ 15 – 20 phút sẽ đảm bảo kem thẩm thấu vào da, tạo nên lớp màng chắn bảo vệ tối ưu, gia tăng khả năng chống nắng hiệu quả.
Liều lượng phù hợp, vừa đủ
Liều lượng sử dụng kem chống nắng trên da phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ nhạy cảm của da và mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Không nên quá nhiều, bạn chỉ nên thoa một lượng nhỏ, sau khi đã tán đều hãy thoa tiếp lượng kem còn lại.
Việc sử dụng đúng lượng kem chống nắng và thoa đều lên da có thể giảm nguy cơ bị vón cục của kem chống nắng.
Bạn nên chia nhỏ liều lượng kem. Việc chấm kem chống nắng thành từng điểm trên mặt giúp bạn kiểm soát được lượng kem sử dụng. Từ đó, hạn chế tình trạng sử dụng quá nhiều kem chống nắng dẫn đến hiện tượng vón cục.
Sau khi thoa kem chống nắng, bạn nên vỗ và tán nhẹ nhằm giúp tinh chất kem thẩm thấu hết vào da.
Dựa vào loại da của bản thân
Lựa chọn kem chống nắng có chứa thành phần lành tính và không gây kích ứng cho da. Các thành phần gây kích ứng cho da như: Oxit kẽm, titan dioxit hoặc tinh chất từ thực vật.
Nếu có làn da nhạy cảm, hãy chọn kem chống nắng với SPF thấp, khoảng 15-30. Nếu bạn có làn da dầu hoặc hỗn hợp, bạn có thể chọn kem chống nắng với SPF 30-50. Nếu bạn có làn da khô hoặc trung bình, bạn có thể chọn kem chống nắng với SPF 50 hoặc hơn.
Lựa chọn kem chống nắng không chứa dầu hoặc dạng “oil-free” nếu có làn da dầu hoặc mụn.
Tác giả: Hạ Anh
-
5 món ăn "thả ga" vẫn không lo tăng cân, lão hóa da
-
5 động tác yoga mặt làm săn chắc làn da, bạn trông trẻ trung hơn nhiều đấy
-
4 sự thật về kem chống nắng không phải ai cũng biết
-
6 công thức triệt lông bằng chanh trong tích tắc, chị em nào cũng nên biết nhé
-
2 cách ăn cơ bản giúp da đẹp mịn màng, dáng thon thả như ý