Trước khi có nước uống đóng chai, người Việt thường có thói quen uống nước đun sôi để nguội. Vậy, theo các chuyên gia sức khoẻ, nước đóng chai và nước đun sôi để nguội cái nào tốt hơn?
Uống nước đun sôi hay uống nước đóng chai tốt hơn?
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) đã phát hiện ra trung bình có khoảng một phần tư triệu hạt nhựa ở trong một chai nước một lít, nhiều gấp 100 lần so với ước tính trước đây.
Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành xem xét năm chai nước khác nhau từ ba loại thương hiệu phổ biến (không cho biết tên). Trung bình họ tìm thấy 240.000 hạt từ bảy loại nhựa khác nhau và chủ yếu ở dạng nano. Các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào các loại vi nhựa (tức các mảnh có kích thước nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 1 micron) thì nhựa nano là loại có kích thước nhỏ hơn 1 micron. Những hạt nhựa nano này nguy hiểm hơn các loại khác vì chúng dễ dàng xâm nhập vào tất cả các cơ quan của cơ thể con người như ruột, phổi, vào mạch máu, thậm chí có thể xâm nhập đến tim và lên não. Nó thậm chí nó có thể đi qua nhau thai và cuối cùng nó sẽ xâm nhập vào thai nhi.
Tác giả chính của nghiên cứu, Naixin Qian, cho biết: "Nghiên cứu này cung cấp một công cụ mạnh mẽ để giải quyết những thách thức trong việc phân tích nhựa nano, hứa hẹn sẽ thu hẹp khoảng cách kiến thức hiện tại về ô nhiễm nhựa ở cấp độ nano". Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác hại thực sự của loại nhựa nano vẫn đang được tiến hành.
Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí "Khoa học và Công nghệ Môi trường Express" của các Giáo sư Li Zhanjun, Đại học Y Quảng Châu và Giáo sư Zeng Yongping, thuộc Trường Môi trường Đại học Tế Nam đã cho thấy chỉ bằng cách đun sôi nước và lọc đơn giản thì có thể để loại bỏ tới 84% nhựa nano/vi mô. Đây cũng là cách đơn giản và vô hại nhất để có thể làm sạch nước, từ đó sẽ làm giảm lượng vi nhựa mà con người hấp thụ qua nước uống.
Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng trong quá trình đun sôi nước, khi nhiệt độ nước tăng cao (25-95 độ C), hiệu suất loại bỏ vi hạt nhựa ở trong nước tăng dần từ 2% ban đầu lên 28% và sẽ tăng mạnh lên 84% ở 100 độ C . Đồng thời, nồng độ hạt vi nhựa cũng giảm từ 30 hạt/microlit ban đầu xuống còn lại 4,8 hạt/microlit.
Vậy hạt vi nhựa trong nước sẽ biến đổi như thế nào khi đun sôi nước? Nghiên cứu cho thấy rằng các hạt vi nhựa biến mất do đã được chuyển từ nước sang kết tủa cặn. Canxi cacbonat trong cặn nước có thể loại bỏ các hạt vi nhựa khỏi nước bằng cách kết tủa cùng với các hạt vi nhựa.
Cuối cùng, các nghiên cứu đã so sánh lượng vi nhựa mà người lớn và trẻ em đã uống vào nước đun sôi và nước máy ở tất cả 67 khu vực trên sáu lục địa dựa trên chất lượng nước và những thói quen uống khác nhau trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy, lượng vi nhựa hàng ngày được hấp thụ qua nước sôi được phát hiện rằng ít hơn 2-5 lần so với lượng vi nhựa ăn vào qua nước máy. Từ đó cho thấy sự khôn ngoan của người xưa khi họ uống nước đun sôi để nguội.NươNư
Tác giả: Vũ Thêm
-
Một người đàn ông bị đột quỵ, phải nhập viện vì dùng điều hòa, 7 sai lầm ai cũng cần tránh
-
Loại rau giàu vitamin A, nhiều vitamin C hơn cam: Ở Việt Nam rất ít người biết ăn
-
2 dấu hiệu nhỏ trên ngón tay tiết lộ bệnh nguy hiểm
-
Gừng mọc mầm là tốt hay hại sức khỏe?
-
5 lợi ích tuyệt vời mà khổ qua có thể mang lại cho sức khỏe