Trải qua 3 đời vua và trong thời kỳ nhà Thanh hưng thịnh nhất, Hiếu Trang Hoàng Hậu vừa xinh đẹp lại thông minh nhưng cuộc đời bất hạnh. Sau khi bà mất 37 năm không ai dám chôn cất, lý do vì sao?
Ba đời dây dưa của Hiếu Trang
Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu (1613 - 1688), tên thật là Bố Mộc Bố Thái, có nghĩa là "Thiên giáng Quý nhân". Tương truyền bà còn có Hán danh là Đại Ngọc Nhi, tuy nhiên thuyết này không rõ nguồn gốc. Bà là một phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, thân mẫu của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế và là tổ mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế.
Bà xuất thân trong gia tộc Mông Cổ cao quý mang dòng dõi trực hệ của em trai Thành Cát Tư Hãn. Và bà được biết đến là "đệ nhất mỹ nhân của tộc Mãn - Mông", tinh thông cả ba thứ tiếng Mãn, Mông, Hán. Với tài trí và khả năng chính trị của mình, bà được sử sách tôn vinh là người có sức ảnh hưởng và đóng góp to lớn trong việc ổn định buổi ban đầu khi lập quốc của triều đại nhà Thanh, giúp con trai bà Thuận Trị Đế ổn định ngai vàng khi còn quá nhỏ tuổi. Sau khi Thuận Trị Đế qua đời, bà dẫn dắt cháu của mình là Khang Hi Hoàng đế, giúp Khang Hi ổn định căn cơ và mở ra một thời đại thịnh trị nổi tiếng là "Khang - Càn thịnh thế" sau này.
Mặc dù từng là người đứng sau của hai vị Hoàng đế là Thuận Trị và Khang Hi, nhưng Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu không lợi dụng cơ hội để chiếm quyền nhiếp chính mà chỉ âm thầm giúp nhà vua cân bằng các thế lực trong triều. Cũng bởi điều này mà bà thường được hình dung là một nhân vật có tính cách đối lập và sở hữu tài năng, nhân cách vượt xa Từ Hi Thái hậu - người bị cho là phải chịu trách nhiệm chính trong việc khiến vương triều Đại Thanh sụp đổ. Tạo ra sự khác biệt như vậy là vì cả hai đều có quyền “buông rèm nhiếp chính”, nhưng Hiếu Trang Hoàng Hậu lại lựa chọn từ bỏ, hơn nữa còn suy nghĩ mọi việc đều bắt đầu từ lợi ích quốc gia, không hề có một chút tự tư bên trong. Còn Từ Hi không những can thiệp vào triều chính, thậm chí còn bán nước cầu vinh, ký hiệp ước với rất nhiều điều không bình đẳng, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục. Tất cả những gì mà Từ Hi làm, đều chỉ là vì bảo vệ địa vị của bản thân mình. Đây cũng là nguyên nhân mà Từ Hi bị lịch sử đánh giá tiêu cực.
Vì sao Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu mất 37 năm không ai dám chôn cất?
Dù đã từng được sử sách nhắc tới với nhiều lời tán dương, Hiếu Trang vẫn được biết tới là một trong số những phi tần bất hạnh nhất của lịch sử Đại Thanh. Bởi lẽ ngay cả khi sắp buông tay trần thế, bà cũng không muốn hợp táng với người chồng Hoàng Thái Cực của mình. Giả thiết này cũng không phải không có cơ sở, bởi theo chính sử Thanh triều, trước lúc Hiếu Trang qua đời, bà đã để lại dặn dò người cháu Khang Hi của mình với nội dung như sau: "Thái Tông (chỉ Hoàng Thái Cực) cung phụng an cửu đã lâu, tránh vì ta mà kinh động đến. Huống hồ tâm huyết của ta đã dành trọn cho hai cha con Hoàng đế, chỉ cần an táng gần Hiếu lăng là ta mãn nguyện rồi".
Theo đó, Hiếu Trang đã lấy lý do không muốn kinh động đến Thái Tông để dặn dò cháu ruột không hợp táng bà với chồng mình. Cũng theo di nguyện của vị Thái hoàng Thái hậu ấy, bà muốn được an táng gần Hiếu lăng - tức nơi an nghỉ của con trai là Hoàng đế Thuận Trị. Di ngôn của bà không chỉ khiến người đời sau hoài nghi mà còn làm cho bản thân Khang Hi đế lúc bấy giờ cũng rất mực đau đầu và khó xử. Đây cũng là nguyên nhân khiến thi thể của Thái hoàng Thái hậu Hiếu Trang dù đã qua đời gần 40 năm vẫn chưa thể an táng vì chẳng tìm được nơi thích hợp.
Hiếu Trang qua đời vào mùa đông 1867, nhưng thi thể của bà vẫn được đặt tại Từ Ninh Cung trong suốt nhiều tuần lễ, còn nhà vua sau đó liên tục tới đây thủ tang ngay cả trong những dịp lễ tết. Tháng giêng năm sau ấy, di thể của Thái hoàng Thái hậu được dời đến Tấn cung. Cả ngày hôm đó, Khang Hi đã đi bộ bên cạnh linh cữu của bà, sau đó lại quỳ xuống than khóc không ngừng. Vốn dĩ vị Hoàng đế này cương quyết muốn để tang 27 tháng, nhưng do bá quan văn võ hết mực khuyên ngăn, ông mới giảm xuống còn 27 ngày, lấy ngày thay cho tháng.
Tháng 4 cùng năm, Khang Hi lại tự mình hộ tống quan tài của Hiếu Trang, đưa di thể bà tới đặt tại Tạm An Phụng điện gần với Hiếu Lăng của Thuận Trị đế.
Thực chất, tổ chế của Thanh triều vốn không cho phép bất kỳ vị người phụ nữ nào trong hoàng tộc được phép xây dựng lăng tẩm riêng. Dù là Hoàng hậu, Thái hậu hay Thái hoàng Thái hậu, những người này sau khi qua đời đều phải được hợp táng chung mộ với chồng mình. Tuy nhiên quy định này vốn đi ngược với di ngôn của Hiếu Trang, mà Hiếu lăng của vua Thuận Trị khi ấy vốn đã không còn chỗ trống thích hợp xây lăng tẩm. Đây cũng là lý do khiến Khang Hi đế vô cùng đau đầu vì không biết nên chôn cất tổ mẫu của mình ở nơi nào. Sau cùng, ông dã quyết định lập nên một tòa "Tạm An Phụng điện" và đặt linh cữu của Thái hoàng Thái hậu ở đó.
Để xây dựng nên tòa điện này, Khang Hi đã cất công hủy bỏ 5 gian phòng phía Đông Từ Ninh cung và đem toàn bộ kiến trúc ở đó "sao chép" đến Tạm An Phụng điện. Tuy nhiên, đây cũng chỉ có thể xem như một nơi tạm đặt linh cữu, còn di thể của Hiếu Trang thực chất vẫn chưa có lăng tẩm để an táng đàng hoàng. Và di thể của Hiếu Trang cứ được đặt ở tòa cung điện này trong vòng 37 năm cho tới tận khi Tiên đế băng hà. Phải đến thời đại Ung Chính tại vị, hoàng tộc Ái Tân Giác La mới tìm được phương án ổn thỏa để an táng di thể của Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu.
Tác giả: Vũ Thêm
-
5 mẹo cải thiện quầng thâm và làm dịu bọng mắt giúp da mắt căng mịn
-
Vua Minh Mạng một đêm sủng hạnh 5 - 6 phi tần: Đặc biệt, cả 5 bà vợ đều mang long thai
-
Vị vua Việt nào từng cởi hoàng bào đắp cho thủ cấp tướng địch?
-
3 cách giải quyết nhu cầu sinh lý thầm kín của cung nữ thời xưa
-
Phi tần xưa khi không còn được vua sủng ái, họ làm gì để hết những ngày tháng cô đơn, vò võ?