Lá hẹ trong Đông y
Theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín lại có tính ôn (ấm), vị cay, hơi chua, không độc, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, dùng trị ho cho trẻ em, chữa chứng ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau…
Đông y gọi hẹ là cửu thái, khởi dương thảo, có vị cay, tính ấm, bổ dương, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm… Sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh dùng hẹ trong nhiều bài thuốc trị tiểu dầm, ho, cảm, thổ tả, lên cơn suyễn đột ngột…
Đông y cho hẹ là bài thuốc trợ tiêu hóa rất tốt, hiện nay chúng được trồng và thu hoạch phổ biến để đưa về các nhà máy chế biến làm gia vị khô. Người châu Âu và châu Mỹ cũng sử dụng hẹ làm gia vị trong món salad với tên gọi “tỏi thơm” để tránh tình trạng đầy bụng, ợ hơi và trị tiêu chảy vì có chất kháng sinh mạnh.
Lá hẹ trong y học hiện đại
Theo nghiên cứu hiện đại, trong 1kg hẹ có 5-10g đạm; 5-30g đường; 2g vitamin A; 89g vitamin C; 2,6g canxi; 2,2g phospho… Lá hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy…
Hẹ cũng chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Sự khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên. Đặc biệt phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.
Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin... Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.
Thành phần nước trong hẹ chiếm tới 85%, nhiệt lượng thấp, là nguồn cung cấp sắt, potassium và vitamin A, C phong phú. Do đó, hẹ được mệnh danh là “Món mặn trong các loại rau“.
Lượng beta carotene vừa đủ trong một bó hẹ là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Tuy nhiên lượng vitamin C và E chỉ cung cấp bằng 1/3 nhu cầu cần thiết cho cơ thể trong ngày.
Trong thành phần của cây hẹ có chứa các hoạt chất kháng sinh. Vì vậy, hẹ có thể trị được ghẻ ngứa, chín mé, nhiễm trùng da…
Trong hẹ còn có chứa các thành phần đặc biệt như tinh dầu và sulfide, tạo ra mùi vị cay, có tác dụng điều khí dưỡng gan, kích thích ăn ngon, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
Mùi hương đặc biệt của hẹ chính là do chất sulfide tạo thành. Chất này có tác dụng trong việc kháng viêm diệt khuẩn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Vị cay của hẹ có tác dụng kích thích hoạt huyết, hanh thông mạch khí, chữa các chứng buồn nôn, viêm ruột, nôn ra máu, đau ngực hoặc chấn thương.
Hẹ như là kháng sinh mạnh hơn cả Penicillin
Thành phần của hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit mạnh hơn cả kháng sinh Penicillin, chống được tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus hemolyticus, Salmonella tryphi, Shigella flexneri, Shigella shiga, Coli bethesda, Bacillus subtilis…
Nhờ vậy chúng có thể chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da bằng cách đắp lá giã nhỏ lên vết thương; tiện lợi trong việc trị giun kim cho trẻ mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược.
Trường hợp viêm lợi đau nhức cũng có thể dùng hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn bằng cách giã nát và ngậm trong miệng. Trẻ em bị viêm tai có thể lấy nước lá hẹ nhỏ vào để diệt vi khuẩn.
Kháng sinh trong lá hẹ cũng diệt được trùng roi âm đạo nên chúng cũng trở thành bài thuốc phụ khoa hữu hiệu cho chị em hay tiết dịch âm đạo, viêm nhiễm, khí hư. Trong trường hợp này, phụ nữ có thể dùng bằng cách uống nước lá và rửa ngoài âm đạo.
Một số bài thuốc từ lá hẹ
- Lá hẹ trị chứng viêm họng nặng
Họng bị viêm nặng, sưng đau, ăn uống khó khăn thì lấy một nắm lá hẹ hơ nóng rồi đặt vào trước cổ, bó lại. Khi thấy lá hẹ nguội thì lại thay bằng nắm lá hẹ hơ nóng khác. Sau vài lần làm như thế bệnh sẽ khỏi.
- Lá hẹ chữa hen suyễn (khó thở)
Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống. Khi lên cơn hen cấp: lá Hẹ một nắm sắc lên uống thì hạ cơn ngay.
- Lá hẹ chữa ho trẻ em
Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho bát vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống nước dần trong ngày, 2-3 lần.
- Lá hẹ chữa cảm mạo, ho do lạnh
Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường rồi hấp chín, ăn cả cái và uống nước.
- Lá hẹ chữa ra mồ hôi trộm
Lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Đem hai thứ này hấp chín, nêm gia vị vừa ăn. Cần cho trẻ dùng hàng ngày đến khi hết bệnh.
- Lá hẹ trị đi tiểu nhiều lần
Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Mỗi vị 40g, đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g bột hỗn hợp này. Ngày uống 2 lần với nước ấm.
- Lá hẹ giúp bổ mắt
Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.
- Lá hẹ chữa nhức răng
Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
- Lá hẹ hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
- Giảm huyết áp và cholesterol
Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
- Lá hẹ chữa nhức răng
Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
- Lá hẹ hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
- Lá hẹ giúp nhuận tràng thông ruột
Trong hẹ có một lượng lớn vitamin và chất xơ kích thích nhu động của đường ruột, điều trị táo bón, phòng tránh ung thư đường ruột. Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.