Vì sao không nên lau bàn thờ bằng nước lã?
Cuối năm là lúc các gia đình chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương để đón Tết. Khi lau dọn bàn thờ, rất nhiều người sẽ sử dụng nước lã. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ muốn tổ tiên ban phước lành, tài lộc, cầu bình an thì không nên sử dụng nước lã mà nên sử dụng một số nước khác, trong đó có nước thơm ngũ vị.
Người ta cho rằng việc sử dụng nước lã để lau dọn bàn thờ là không đủ mạnh để thanh tẩy uế khí và cũng không thể hiện đủ sự thành tâm của gia chủ.
Đặc biệt, nếu mang nước không sạch để lau dọn bàn thờ là thể thiện sự bất kính, ảnh hưởng đến sự thanh tịnh, tài lộc ở khu vực thờ cúng.
Để lau bàn thờ, gia chủ nên sử dụng nước thơm ngũ vị.
Nước thơm ngũ vị là gì?
Nước ngũ vị là nước được đun từ 5 loại nguyên liệu gồm quế, bạch dần, đinh hương, hồi, gỗ vàng. Nếu không có đủ 5 nguyên liệu này, gia chủ có thể sử dụng các nguyên liệu thay thế là lá bưởi, lá trầu, sả, lá nếp, quế khô, lá bồ đề... Tùy theo từng mua, điều kiện cụ thể, gia chủ có thể chọn nguyên liệu cho phù hợp. Các nguyên liệu này sẽ được cho vào nồi, đun sôi để lấy nước và để nguội từ từ. Khi nước còn ấm thì có thể đem ra để lau bàn thờ.
Các loại thảo mộc này được cho là có năng lực loại bỏ uế khí, tà ma, xui rủi trong gia đình. Mùi hương của các nguyên liệu tự nhiên cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng, chống ấm mốc, mang lại hương thơm thoang thoảng, dễ chịu cho khu vực thờ cúng.
Nếu không chuẩn bị được nước ngũ vị thì gia chủ có thể sử dụng nước ấm để thay thế. Loại nước này tuy đơn giản nhưng cũng có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, uế khí trên bàn thờ.
Lưu ý khi lau dọn bàn thờ
Trước khi bắt đầu việc lau dọn bàn thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, thắp hương xin phép thần linh, gia tiên.
Khi lau dọn bàn thờ, hãy lau từ trên cao xuống thấp. Dùng khăn sạch để lau. Đối với tượng thờ, nên dùng khăn mềm để tránh bị xước hoặc bay màu sơn. Khi lau bát hương thì phải hết sức cẩn thận, không làm xê dịch bát hương. Trường hợp vô tình làm xê dịch thì sau đó nên thắp hương rồi di chuyển chúng về đúng vị trí ban đầu.
Khi rút bớt chân hương, gia chủ cần rút từng chút một, không rút liền một lúc cả nắm. Để lại số chân hương lẻ (3, 5, 7, 9...) trong bát hương. Số chân hương đã rút có thể đem hóa thành tro và vùi vào gốc cây.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 loại quả hưng thịnh theo phong thủy: Tết Giáp Thìn 2024 nhớ đặt lên bàn thờ cầu tài cầu lộc
-
Người xưa dặn: "Làm khách tuyệt đối không rửa bát nhà người, là chủ nhà đại kỵ để khách rửa bát", tại sao?
-
Người xưa dạy cấm sai: 6 loại cây nên trồng trước cửa nhà để sự nghiệp hanh thông, tiền tài ào ào vào cửa
-
Tại sao nói " Nuôi chó không quá 8 năm, nuôi gà không quá 6 năm"?
-
Đặt thùng gạo cứ '2 kín– 1 đầy', của cải chẳng lo thiếu hụt, gia chủ buôn bán trúng to