Facebook có thực sự đang nghe lén người dùng không?
Dữ liệu khổng lồ được cho là lý do giúp Facebook, Google hiểu rõ về người dùng để phân phối quảng cáo chính xác, thay vì phải nghe lén.
Giới chuyên gia bảo mật đã nhiều lần thử nghiệm và nhận thấy các mạng xã hội bao gồm cả Facebook không nghe lén âm thanh trò chuyện của người dùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy bất an trước khả năng quảng cáo nhắm mục tiêu một cách chính xác của các nền tảng.
Trả lời trang công nghệ PhoneArena cuối tuần qua, Jake Moore, cố vấn an ninh mạng toàn cầu của công ty bảo mật ESET với hơn 10 năm kinh nghiệm chống lại các mối đe dọa trực tuyến, cho biết: "Luật không cho phép Meta và các nền tảng Facebook, Instagram... nghe cuộc hội thoại của người dùng. Đến nay cũng chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học xác thực nào chứng tỏ họ đang nghe lén mọi người".
Ông khẳng định, về mặt kỹ thuật, điện thọai hoàn toàn có thể nghe và phản hồi người dùng. Đó là cách trợ lý giọng nói hoạt động một cách công khai và điện thoại sẽ nghe các từ khóa như "Hey Siri", "OK Google" để thực hiện theo lệnh của người dùng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện thoại không được phép chủ động nghe những điều người dùng nói. Họ không thể ghi lại cuộc trò chuyện để phân phối quảng cáo mục tiêu. Chưa kể việc này khiến điện thoại phải liên tục kích hoạt micro và gửi dữ liệu, khiến máy quá tải, nóng và nhanh cạn pin.
Theo chuyên gia bảo mật, Meta, Google và các công ty công nghệ có thể thu thập nhiều thông tin chính xác từ người dùng mà không cần nghe lén. Họ nắm rõ tuổi tác, giới tính và tình trạng gia đình của người dùng. Họ cũng biết chính xác một người sống ở đâu, từng đi tới những nơi nào, kết bạn với ai, quan tâm đến điều gì. Họ biết người dùng đang tìm kiếm điều gì, đang xem nội dung gì, đã mua sản phẩm của thương hiệu nào và chủ đề được quan tâm.
Các thông tin này có vẻ vô hại nếu chúng đứng độc lập. Nhưng các nền tảng biết cách kết nối, biến những dữ liệu rời rạc thành một bức tranh tổng thể, phác họa chân dung từng người. Sau đó, nhà phân phối quảng cáo sẽ dựa vào thông tin đó để đưa ra gợi ý đến từng người. Công việc của họ là đảm bảo mỗi quảng cáo được phát đi, tỷ lệ người dùng cuối sẽ có khả năng click vào cao nhất.
Trước Jake Moore, lý giải này đã được các chuyên gia khác đưa ra nhưng vẫn không đủ thuyết phục nhiều người.
Tăng tính bảo mật khi sử dụng các tài khoản mạng xã hội?
Dưới đây là một số cách bạn có thể tăng cường bảo mật cho tài khoản mạng xã hội của mình:
- Kích hoạt chức năng bảo mật hai yếu tố: Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ tài khoản của bạn khỏi việc bị đánh cắp.
- Sử dụng ứng dụng quản lý mật khẩu: Ứng dụng này giúp bạn tạo và lưu trữ các mật khẩu phức tạp, giúp tăng cường bảo mật.
- Sử dụng email riêng biệt cho các hoạt động mạng xã hội: Điều này giúp giảm nguy cơ bị xâm nhập vào các tài khoản quan trọng khác nếu tài khoản mạng xã hội của bạn bị hack.
- Dùng số điện thoại làm tuỳ chọn khôi phục: Nếu bạn quên mật khẩu, số điện thoại này sẽ giúp bạn khôi phục lại tài khoản.
- Tận dụng các tuỳ chọn riêng tư của các mạng xã hội: Hãy kiểm tra và điều chỉnh các cài đặt riêng tư để chỉ cho phép những người bạn tin tưởng có thể xem thông tin của bạn.
Ngoài ra, Google cũng có hướng dẫn chi tiết về việc tăng cường bảo mật cho tài khoản Google của bạn. Bạn có thể tham khảo để áp dụng cho các tài khoản mạng xã hội khác.
Tác giả: Mộc
-
Tại sao khi hành khách lên máy bay luôn đi bằng cửa bên trái?
-
Từ 1/7/2023-31/12/2023: Có 1 đối tượng được giảm 50% phí trước bạ khi mua ô tô, người dân nên biết kẻo thiệt thòi
-
Đột phá sáng tạo - cách sữa đặc Ông Thọ duy trì sức hút trên thị trường gần nửa thế kỷ
-
Nhà ở xuất hiện 7 dấu hiệu này coi chừng xui xẻo đeo bám, kìm hãm tiền tài
-
Vì sao không nên treo ảnh cưới ở đầu giường?