Vì sao người xưa nói: Càng sợ khổ thì càng khổ cả đời?

( PHUNUTODAY ) - Đừng chọn cách sống an nhàn, yên ổn ở độ tuổi sung sức nhất của đời người, nếu không bản thân sẽ hối hận khi bỏ lỡ những cảnh đẹp nhất của cuộc đời.

Thoát ra khỏi vùng an toàn, bạn mới trở nên ưu tú

Xung quanh chúng ta có nhiều người như vậy, mỗi ngày họ đều làm việc chăm chỉ, năm này qua năm khác cứ lặp lại như vậy mà chẳng hề có sự thay đổi nào cả. Nhìn bề ngoài thì có thể thấy họ nỗ lực, kiên trì, nhưng kỳ thực hiệu quả lại không cao. Thậm chí là còn dậm chân tại chỗ.

Đây không được xem là cố gắng, mà là làm việc như một cái máy được lập trình sẵn.

Cứ mãi đắm chìm trong một trạng thái an nhàn lặp đi lặp lại ấy rất phù hợp với những ai lười biếng, không chịu được thử thách và luôn từ chối thoát khỏi vỏ bọc của bản thân, khiến con người ngày càng trở nên u mê, không sáng tạo. Qủa không khác gì ''Ếch luộc trong nồi nước sôi'', mãi vẫn không thể đột phá lên mà cứ mãi kìm hãm bản thân trong sự an toàn, an nhàn sung sướng.

Cách tốt nhất để thoát khỏi tình trạng này chính là cố gắng tìm ra hướng đi đúng đắn để thay đổi, quyết tâm dập tắt sự lười biếng của chính mình. Xác định rõ mục tiêu cũng như gặt hái được mục tiêu đó. Chìa khóa quan trọng là bạn cần thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Trong vùng an toàn, tất cả mọi thứ đối với bạn đều là nhẹ nhàng, quen thuộc, làm việc gì cũng thuận mắt, thuận tay, thậm chí là quen thuộc đến mức nhàm chán.

Trong vùng hợp tập, bạn sẽ cảm thấy không được tự tại, bởi những gì cả đối mặt đều là những thức mới lạ, đôi khi bạn có thể ngại phải thay đổi, thích nghi.

Ở trong vùng hoảng sợ, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bởi những gì bạn đối mặt là người người, sự việc vượt xa so với năng lực của bạn.

Những cao thủ đều có chung đặc điểm chính là họ rất chủ động và cũng ưa khám phá những điều mới lạ, họ có thể mạnh dạn thử sức đối với những vấn đề mới lạ, thậm chí là khó đổi với họ. Họ không ngừng lấy tiêu chuẩn cao mà yêu cầu chính bản thân mình.

Có một câu nói rất hay: Những bậc cao nhân không làm những điều mình thích, họ làm những gì họ nên phải làm.

Hãy luôn nhớ rằng, người khiến bạn cảm thấy đau khổ, họ chính là quý nhân của bạn. Những sự việc khiến bạn cảm thấy khó chịu, thường nơi có thể khiến bạn trở nên thăng hoa nhất thông qua quá trình tu dưỡng bản thân.

Càng thoải mái, càng không có những thử thách để vượt qua thì lại càng nguy hiểm. Nếu bạn đang ở trong trạng thái đó, nhất định phải cảnh giác.

Khổ là gia vị tất yếu của cuộc sống: Chịu khổ muộn không bằng chịu khổ sớm

Cuộc đời chịu khổ muộn không bằng chịu khổ sớm. Nếu giờ bạn không chịu khổ, sau này càng khổ hơn. Bạn nên nhớ rằng, nếu chịu sự đau khổ của hiện tại chính là phúc của tương lai.

Nỗ lực khổ, nhưng chỉ là khổ tạm thời. Người trẻ ngày nay không ít người không thể chịu khổ, mới gặp chս́t khó khăn, trắc trở đã muốn từ bỏ.

Tại sao họ lại không thể kiên trì, bởi trong suy nghĩ của họ, nỗ lực cố gắng quá khó khăn, có những cái khổ mà bạn nhất định phải chịu trong đời.

Hôm nay bạn không chịu rèn luyện thì về già chắc chắn sẽ phải sống trong hối hận, cảnh nghèo túng bao quanh. Nỗ lực cố gắng đối mặt với cái khổ, có thể khi đó cảm thấy khổ, nhưng chỉ cần bước qua sẽ thấy được giá trị của bản thân mình.

Nỗ lực và chịu khổ không bao giờ là uổng phí, Ông Trời sẽ bù đắp chо bạn, có thể khi đó, bạn chưa có được những gì mà mình muốn, nhưng một ngày nào đó, khi bạn gặp khó khăn, bạn sẽ thấy được những giá trị nỗ lực đã qua của mình.

Tham thú an nhàn, càng sợ khổ thì lại khổ cả đời

Con người sống phải có mục tiêu, lý tưởng sống và cả ước mơ. Ước mơ phải thông qua nỗ lực, phấn đấu mới có thể hiện thực hóa. Giá trị của cuộc sống không ở độ dài ngắn mà ở những việc làm ý nghĩa bạn đã làm.

Bản tính của con người đều là lười biếng, đều là chạy theo yên ổn, trốn tránh đau khổ. Rất nhiều cha mẹ, cả đời vất vả chỉ muốn tạo chо con cái một ''cái ổ'' yên ổn. Khi con cái quen với cuộc sống yên ổn, chúng sẽ sợ thay đổi, tự ti khi đối mặt với khó khăn. Khi con cái không chịu được khổ, không chịu nỗ lực, hạt giống lười ո‌hác từ từ sẽ nảy mầm trong tɑ̂m, cuộc sống từ đó cũng sẽ không thể khởi sắc lên được.

Nỗi vất vả lúc trẻ không gọi là khổ, gian nan lúc già mới là khổ. Còn trẻ, còn khỏe tuyệt đối không được sợ khổ, không được tham phú yên ổn, hưởng lạc nhất thời. Nếu không, đợi đến khi về già muốn nỗ lực cũng không còn sức nữa.

Tác giả: Truy Nguyệt