Cổ nhân dạy, "Một người không vào miếu, hai người không xem giếng, ba người không khiêng cây": Tại sao lại vậy?

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân đúc rút: “Một người không vào miếu, hai người không xem giếng, ba người không khiêng cây” đều là những “bảo bối” trên con đường nhân sinh của mỗi người.

Có câu: "Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người". Lòng người khó đoán là thế, giữa cuộc sống bộn bề tấp nập làm sao biết được ai tốt ai xấu, ai hiền lành ai nham hiểm, ai hai mặt. Làm sao để sống thanh thản, bình yên và nhìn thấu được lòng người trong cõi đời vô tận này là câu hỏi mà nhiều người chưa tìm được câu trả lời. Tất cả phải dựa vào kinh nghiệm sống của bản thân để nhận diện được ai thật lòng và ai lợi dụng mình và có cách ứng xử phù hợp. Cổ nhân đúc rút: “Một người không vào miếu, hai người không xem giếng, ba người không khiêng cây” đều là những “bảo bối” trên con đường nhân sinh của mỗi người.

1. Một người không vào miếu

co-nhan-dan-1-nguoi-khong-vao-mieng-2-nguoi-khong-xem-gieng-3-nguoi-khong-khieng-cay-nghixa-la-gi_4

"Một người không vào miếu" có nghĩa là không nên đi một mình đến miếu và những nơi vắng vẻ, nếu đi một mình thì khó mà đề phòng những người có ý đồ xấu.

Ngoài ra, trước đây trong miếu thường có những đồ dùng vật báu quý hiếm, nếu một mình đi vào miếu rất dễ bị tình nghi ăn cắp đồ. Hoặc nếu miếu có xảy ra mất đồ cũng không thể thanh minh, biện bạch cho mình được. Bởi vậy ông cha ta mới có câu “một người không vào miếu”.

2. Hai người không xem giếng

co-nhan-dan-1-nguoi-khong-vao-mieng-2-nguoi-khong-xem-gieng-3-nguoi-khong-khieng-cay-nghixa-la-gi_2

Giếng cổ thời xưa luôn có thành rất thấp, miệng giếng nhỏ, độ rủi ro cao. Có rất nhiều trường hợp ngã xuống giếng rồi tử vong sau đó.

Trong một trường hợp xấu, nếu hai người cùng xem giếng, bạn khó đề phòng người kia sẽ đẩy bạn xuống lúc mà bạn không chú ý. Họ sinh ra ý định đẩy bạn xuống có thể vì danh, có thể vì lợi, thậm chí vì những lý do khác mà bạn không thể nghĩ ra, không lường trước được.

Ngoài ra, nếu đi hai người thì việc người còn lại vô tình ngã trượt chân ngã xuống giếng thì bản thân mình cũng không tránh khỏi liên lụy, có thể bị nghi ngờ thậm chí kết án có mưu đồ, tâm cơ xấu. Vì vậy, để tránh những trường hợp không hay có thể xảy ra, nếu chỉ có hai người thì không nên đi xem giếng.

3. Ba người không khiêng cây

co-nhan-dan-1-nguoi-khong-vao-mieng-2-nguoi-khong-xem-gieng-3-nguoi-khong-khieng-cay-nghixa-la-gi_3

Câu nói này cũng khá dễ hiểu, có ba người cùng khiêng cây chắc chắn sẽ có một người vì lười nhác mà ỷ vào sức lực của hai người còn lại, không muốn hao tổn sức lực của mình mà vẫn được tính công.

Ngoài ra, câu nói này người xưa còn muốn cho chúng ta biết cần phải chú ý đến việc sử dụng tối đa nhân sự khi làm bất cứ việc gì, loại bỏ những người dư thừa không cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất.

Ba câu trong đoạn này, nhìn như đều rất đơn giản, nhưng trên thực tế ẩn chứa đạo lý, có thể áp dụng trong cuộc sống ngày nay. Khi xã hội đang ngày càng phát triển, con người dần trở nên lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Một khi lòng người thay đổi, họ trở nên ích kỷ, toan tính, hai mặt. Đôi khi một người bên ngoài luôn đối tốt với bạn nhưng ai biết được rằng phía sau họ đang nghĩ gì. Một số người sẵn sàng lợi dụng, làm tổn thương người khác vì những lợi ích bản thân. Lòng người khó đoán và lòng người thay đổi là thứ đáng sợ nhất trong cuộc đời. Tuy nhiên, cuộc sống cũng có hai mặt, giữa những kẻ lòng dạ xấu xa, vẫn còn nhiều người đối xử thật lòng và trân quý nhau. Cuộc sống vẫn còn nhiều người tốt và bạn hãy biết trân trọng những người luôn ở bên cạnh lúc bạn khó khăn, nâng đỡ bạn dậy và đừng bao giờ bỏ rơi họ.

Theo:  xevathethao.vn copy link