Không nên chạm vào thóp trên đỉnh đầu của con
Lúc mới sinh, vùng thóp của trẻ chưa thể khép hết. Nó được chia ra thành 2 phần là thóp trước và thóp sau. Sau 3 tháng, khớp nối xương sọ dần liền lại thì phần thóp sau sẽ không còn nữa. Với phần thóp trước, phải chờ tới lúc trẻ hơn 1 tuổi mới hoàn thiện. Vì thế, vùng thóp là phần rất mỏng manh trên cơ thể trẻ. Nếu chạm mạnh tay có thể gây ra các tổn thương lên mô não. Khi tắm rửa cho bé, cha mẹ có thể lau đầu nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Không bẻ thẳng các ngón tay của trẻ
Tay của trẻ sơ sinh thường có hình dạng nắm tròn thành nắm đấm. Nếu không tác động ngoại lực, tay của trẻ sẽ không duỗi thẳng như tay người lớn.
Trẻ mới sinh do có cơ co phát triển, bởi vậy bàn tay của trẻ sẽ có xu hướng nắm cuộn tròn. Nếu bạn bẻ thẳng các ngón tay của trẻ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng là trật khớp hoặc gãy tay. Tốt nhất bạn không nên kéo duỗi các ngón tay của trẻ để tránh tổn thương cơ co ở trẻ sơ sinh.
Không cắt tỉa lông mi của trẻ
Nhiều mẹ nghe theo kinh nghiệm truyền miệng của người khác, cho rằng thường xuyên cắt tỉa lông mi của trẻ sẽ khiến sẽ sở hữu lông mi dài và đẹp như cánh quạt.
Thực tế, lông mi của trẻ được quyết định bởi gene di truyền của bố mẹ. Không hề có chuyện cắt tỉa lông mi sẽ giúp trẻ sơ hữu lông mi đẹp và dài khi trưởng thành. Nếu bạn run tay khi cắt tỉa lông mi của trẻ, lông mi sẽ rơi vào mắt khiến mắt trẻ bị viêm nhiễm.
Không hôn môi trẻ
Hôn vào môi trẻ là hành động bố mẹ thường làm để bày tỏ tình yêu thương. Bạn nên nhớ, bạn có thể hôn vào má trẻ, nhưng không nên hôn vào môi trẻ.
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu, khi bạn hôn môi trẻ, bạn đang trực tiếp đưa vô số vi khuẩn nguy hiểm vào khoang miệng của trẻ.
Không tự ý chích nanh sữa của trẻ
Nanh sữa là những điểm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh. Nhiều mẹ thường nhầm lẫn đây là biểu hiện trẻ dậy thì sớm, nhưng thực chất đây là một loại tổn thương lành tính hay gặp ở niêm mạc miệng trong thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh.
Nanh sữa không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, theo thời gian, nanh sữa sẽ tự động biến mất. Bố mẹ không nên tự ý chích nanh sữa của trẻ để tránh tổn thương niêm mạc và gây viêm nhiễm.
Phần rốn của con
Khi trẻ mới sinh ra, phần rốn được xem là một vết thương và cần được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ. Cha mẹ cũng phải theo dõi quá trình rụng rốn của con để có biện pháp xử lý khi xảy ra những bất thường.
Người lớn không nên "ngứa tay" mà kéo phần dây rốn của trẻ ra. Hãy chờ đến khi nó tự rụng. Rốn của trẻ là bộ phận rất dễ nhiễm bệnh nên cha mẹ cần chăm sóc kỹ nhưng không được vuốt ve hay tùy ý chạm vào để tránh nhiễm khuẩn.
Tác giả: Mộc
-
Cốm vi sinh Bebugold: 92% cải thiện rối loạn tiêu hóa, ăn nhanh hơn , 100% trẻ cải thiện cân nặng chiều cao
-
Kinh Nghiệm Bỉm Sữa – Địa chỉ tốt nhất dành cho mẹ và bé yêu.
-
Kết quả đánh giá lâm sàng: 84% trẻ em cải thiện rối loạn tiêu hóa, biếng ăn sau sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD
-
Mách mẹ 8 bài thuốc trị ho hiệu quả cho bé trong mùa lạnh
-
Nghiên cứu cho thấy: Trẻ sinh ra nặng hơn 4kg có nguy cơ mắc một hội chứng về nhịp tim khi trưởng thành