Mới đây, trang Oriental Daily đưa tin, một cậu bé khoảng 9 - 10 tuổi ở thành phố Hợp Phì, Trung Quốc, bị lác mắt sau khi chơi game trên điện thoại ròng rã 10 tiếng/ngày trong kỳ nghỉ hè.
Cha bé kể, do anh quá bộn rộn nên không có nhiều thời gian chơi cùng con. Bình thường bé hay lấy điện thoại và chơi game. Trong kỳ nghỉ hè, bé chơi điện thoại trung bình 10 tiếng/ngày. Mỗi khi bị yêu cầu dừng chơi, cậu bé thường cau có, khó chịu, thậm chí là la hét.
Tuy nhiên, sau những tháng nghỉ hè, người cha nhận ra con trai mình đã bị... lác.
Khi đưa con đến bệnh viện, các bác sĩ đã khuyên cậu bé nên ngừng chơi điện thoại trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên cậu bé nghiện game tới mức trả lời bác sĩ rằng mình "không thể dừng chơi được".
Theo các bác sĩ ở bệnh viện thành phố Hợp Phì, khi trẻ em được tiếp xúc với thiết bị công nghệ quá sớm, nhãn cầu của các cháu sẽ bị ức chế, gây tác động tiêu cực đến khả năng tập trung của giác mạc và thủy tinh thể dẫn đến cận thị và các tật về mắt, ví dụ như bị lác như cậu bé nói trên.
Đây không phải lần đầu tiên cảnh báo phụ huynh về hậu quả của việc cho con xem điện thoại, máy tính bảng quá nhiều. Tại Việt Nam cũng từng có những trường hợp tương tự xảy ra.
Năm 2017, một người mẹ ở Kiên Giang đã đăng bài chia sẻ lên mạng xã hội kể về hành động sai lầm của mình khi dỗ con bằng smartphone. Con trai chị là một cậu bé rất hiếu động và nghịch ngợm. Mỗi lần con khóc lóc hoặc phá phách, chị thường con xem hoạt hình trên điện thoại hoặc chơi game.
Việc này diễn ra thường xuyên từ khi bé mới chỉ khoảng 2 tuổi đến khi 4 tuổi.
Trong suốt khoảng 2 năm chị không hề phát hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào của con. Tuy nhiên, đến giữa năm 2017, chị nhận thấy con trai có những biểu hiện giật cơ mặt, nháy mắt, nhíu mũi.
Ban đầu chị chỉ nghĩ rằng đó hành đồng trêu đùa của con trai nên chỉ la mắng. Khi giận quá thì chị đánh đòn vì sợ đây sẽ trở thành thói xấu sau này khó bỏ được. Tuy nhiên, những thói quen này trên gương mặt con vẫn diễn ra.
Sau đó chị bắt đầu lo lắng vì những biểu hiện của con. Chị đưa con đi khám ở Bệnh viện Nhi đồng 1, chuyên khoa thần kinh. Bác sĩ kết luận bé bị rối loạn TIC (hay còn gọi là Máy giật - PV) tạm thời. Nguyên nhân có thể do bé tiếp xúc với điện thoại quá nhiều.
Theo lời bác sĩ, có trường hợp bé uống thuốc sẽ hết nhưng cũng có bé hết sẽ bị tái đi tái lại, thậm chí có bé sẽ vĩnh viễn bị nháy mắt và nhíu mũi như thế.
Theo khuyến cáo chung từ Hội đồng Nhi Khoa Hoa Kỳ về thời gian ngồi trước màn hình ti vi, điện thoại của trẻ là:
- Trẻ dưới 18 tháng tuổi: 0 giờ
- Trẻ trên 18 tháng tuổi - 2 giờ: Có thể cho trẻ xem những chương trình thiếu nhi trên ti-vi như hoạt hình, cuộc thi năng khiếu, dạy cắt dán, vẽ tranh... Tuy nhiên, thời điểm này, để trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài vẫn là ở ưu tiên hàng đầu.
- Trẻ từ 2 tuổi - 5 tuổi: tối đa 1 giờ mỗi ngày.
- Đối với trẻ lớn hơn và thiếu niên: Bố mẹ cần lập ra "thời gian biểu" cố định cho trẻ, đảm bảo cho sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ không bị cắt giảm thời gian.