Năm 1884, vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn lên ngôi dưới sự phò trợ của các đại thần như Nguyễn Văn Trường, Tôn Thất Thuyết. Cũng thời điểm này nước ta xảy ra nhiều biến cố, tình hình rối ren. Chưa bao giờ Việt Nam lại trải qua đến 3 đời vua chỉ trong vòng vỏn vẹn 4 tháng trời. Cũng chỉ 1 năm sau khi Hàm Nghi lên ngôi, kinh thành Huế đã thất thủ.
Vua Hàm Nghi sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871. Trong một số tài liệu khác thì ghi rằng vua Hàm Nghi sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872 tại Huế. Vua Hàm Nghi là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông hay Ưng Kỷ, tức là vua Đồng Khánh sau này.
Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác.
Tuy nhiên, các vị quan đại thần này đều bị động trong việc tìm người trong hoàng gia có cùng chí hướng chống Pháp để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren.
Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi. Song do Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành.
Hơn nữa, cả Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đều chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Nguyễn Phúc Ưng Lịch, tức vua Hàm Nghi.
Theo Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Phúc Ưng Lịch là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc.
Chính vì thế, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Trường tin rằng mình có thể giúp vị vua trẻ có được cái nhìn đại cuộc trong mối quan hệ giữa triều đình với thực dân Pháp.
Vua Hàm Nghi từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Nguyễn Phúc Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên.
Sáng ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Nguyễn Phúc Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Nguyễn Phúc Ưng Lịch mới 13 tuổi.
Hành trình lưu vong ở châu Phi
Hàm Nghi của triều Nguyễn chính là vị vua duy nhất của nước ta sống nhiều năm ở châu Phi. Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", vua Hàm Nghi có tới 56 năm sống ở châu Phi.
Hàm Nghi nổi tiếng về tinh thần yêu nước của triều Nguyễn. Do có tư tưởng chống Pháp, ông bị thực dân Pháp bắt đi lưu đày ở Algeria từ năm 1888 cho đến khi vua qua đời năm 1944.
Theo sách “Lịch sử Việt Nam”, vua Hàm Nghi chính là lãnh tụ của phong trào Cần Vương (giúp vua đánh giặc cứu nước). Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt, phế truất ngôi báu, đày ra nước ngoài.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, năm 1904, Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (1884-1974), con gái của ông Laloe - Chánh án tòa Thượng phẩm Alger.
Vua Hàm Nghi và vợ ngoại quốc Marcelle Laloe có với nhau 3 con, gồm 2 công chúa (Như Mai, Như Lý) và hoàng tử Minh Đức. Trong đó, công chúa Như Mai tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Công chúa Như Luân có bằng tiến sĩ y khoa, lấy công tước François Barthomivat de la Besse.
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", năm 1944, vua Hàm Nghi qua đời ở Algeria. Thi hài ông được an táng ở đây, năm 1962 lại được cải táng ở khu lăng mộ tại làng Thonac, trong khu vực lâu đài của trưởng nữ Như Mai ở tỉnh Dordogne (nước Pháp).
Tác giả: Mộc
-
Đặt 1 ly nước muối trong phòng ngủ, xua đuổi xui xẻo, mang lại sức khỏe và may mắn cho gia chủ
-
Hoàng đế "lười" nhất Trung Quốc: 28 năm không thiết triều, 400 năm sau mở quan tài mới vỡ lẽ
-
Vì sao nhiều phi tần cả đời sống trong cung nhưng chẳng thể mang thai? Sự thật tàn khốc đến khó tin
-
Tin vui, đề xuất tăng lương hưu mức cao nhất từ 01/07/2024: Lao động yên tâm an dưỡng tuổi già
-
Tại sao trên ghế nhựa luôn có một lỗ tròn ở chính giữa?