Vợ kiểm soát tiền lương của chồng có phải là hành vi bạo lực gia đình?
- Theo Điều 3 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì hành vi bạo lực gia đình được quy định cụ thể như sau:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
+ Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
+ Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
+ Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
+ Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
+ Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
+ Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
+ Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
+ Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
+ Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
- Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con.
Theo đó, kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên trong gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
Có thể hiểu, trường hợp vợ anh kiểm soát tiền lương làm anh cảm thấy bị lệ thuộc về vật chất và không hài lòng khi sống chung thì được xem là hành vi bạo lực gia đình.
Trong trường hợp vợ anh kiểm soát tiền lương vì mục đích chính đáng nhằm cân đối tài chính phục vụ chi tiêu, sinh hoạt, xây dựng, duy trì và phát triền khối tài sản chung, giữ gìn mái ấm hạnh phúc gia đình thì không được coi là hành vi bạo lực gia đình. Vì vậy, việc vợ kiểm soát tiền lương của chồng có được coi là hành vi bạo lực gia đình hay không còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng chính đáng hay không chính đáng.
Hình thức xử lý vi phạm hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật
Theo Điều 41 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định hình thức xử lý vi phạm hành vi bạo lực gia đình như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo hình thức:
+ Xử lý kỷ luật; (Quy định tại Điều 50 Quy định 69-QĐ/TW 2022)
+ Xử phạt vi phạm hành chính;(Quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự;(Quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015)
Ngoài ra, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó.
- Đối với trường hợp vợ chồng anh có thể tự thỏa thuận, hòa giải được thì nên hòa giải để có thể thấu hiểu, thông cảm cho nhau giúp cải thiện mối quan hệ vợ chồng trở nên tốt hơn và không phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.
Tác giả: Thạch Thảo
-
3 cuộc gọi lạ nên cúp máy ngay kẻo bị mất sạch tiền trong tài khoản: Ai cũng nên biết để bảo vệ mình
-
Bắt đầu từ 8/2023: 3 trường hợp BHYT không có giá trị sử dụng, ai cũng nên biết
-
3 chính sách cực quan trọng trong năm học 2023-2024: Phụ huynh, học sinh không nắm rõ là thiệt
-
Trường Đại học lâu đời nhất Việt Nam: Đã thành lập được 120 năm, ra trường kiếm cả trăm triệu/tháng
-
Ngành học cho phép làm việc tự do, thu nhập lên tới 40 triệu/tháng