WHO cảnh báo một loại độc tố nguy hiểm trong thực phẩm ngâm lâu: Ăn ít cũng gây tổn thương gan, thận

( PHUNUTODAY ) - Chất độc này cực kỳ nguy hiểm, chỉ một lượng rất nhỏ cũng có thể gây hại cho cơ thể.

Mộc nhĩ là thực phẩm quen thuộc có mặt trong mâm cơm người Việt. Mộc nhĩ hay dùng để làm nem, xào trứng hoặc nấu cùng với thịt, giò... rất ngon miệng, dễ ăn.

Mộc nhĩ (tai của gỗ) còn gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, thường mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt. Theo Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái rắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.

Mộc nhĩ mà chúng ta hay ăn thường là mộc nhĩ phơi khô, trước khi chế biến sẽ mang ra ngâm nước cho nở rồi sử dụng. Tuy nhiên, việc ngâm mộc nhĩ như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.

Truyền thông Trung Quốc thời gian gần đây chia sẻ câu chuyện của một người đàn ông tên là Tôn (53 tuổi). Trước khi phát hiện mắc ung thư gan, anh Tôn là một người đàn ông thành đạt, giữ chức vụ giám đốc trong một phân xưởng đúc lớn. Nhưng giờ đây, anh yếu ớt nằm trên giường bệnh với tâm trạng bất lực.

Anh Tôn phát hiện mắc ung thư gan sau khi có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, da mặt vàng và gầy đi rất nhanh. Ngày hôm đó, anh đang chuẩn bị ra ngoài cùng vợ thì bất ngờ ngất xỉu, khi tỉnh lại anh Tôn thấy mình đang nằm trong bệnh viện, vợ anh đang ngồi bên cạnh lau nước mắt.

Dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng sau khi biết tin mình mắc bệnh ung thư gan, anh Tôn vẫn sốc. Anh thắc mắc vì sao một người có có tiền sử gia đình ung thư, anh cũng không hút thuốc, uống rượu mà lại có thể mắc phải căn bệnh ung thư này.

Loại thực phẩm gây ung thư gan cho anh Tôn, hóa ra có chứa chất "cấm" của WHO

Sau khi tìm hiểu bác sĩ đã phát hiện ra nguyên nhân gây ung thư gan cho anh Tôn liên quan nhiều đến thói quen ăn uống.

Do anh Tôn thường làm ở phân xưởng đúc - nơi có lượng bụi lớn nên phổi anh không được khỏe. Biết được rằng mộc nhĩ có thể thông phổi nên bữa ăn của anh thường xuyên tăng cường mộc nhĩ.

Mộc nhĩ đúng là có thể dưỡng ẩm cho phổi và làm mềm mạch máu, nhưng vấn đề nằm ở phương pháp ngâm mộc nhĩ. Mộc nhĩ là thực phẩm khô, vì vậy trước khi chế biến cần phải ngâm vào nước để mềm và nở ra, để tiện lợi anh Tôn thường ngâm mộc nhĩ trong nhiều ngày rồi đem ra dùng dần, thói quen này rất nguy hiểm.

Thực tế càng ngâm lâu mộc nhĩ càng biến chất và dễ gây ngộ độc. Nếu ngâm nấm lâu ngày rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc, sinh sôi một lượng lớn chất độc hại, trong đó có aflatoxin cực độc - đây là một loại chất gây ung thư hạng nhất, đã được WHO kêu gọi tránh xa từ lâu. Ngay cả khi mộc nhĩ được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.

Độc tố của aflatoxin vô cùng nguy hiểm: Chỉ 1mg cũng đủ gây ung thư, 20mg có thể gây chết người. Nếu asen là chất có độc tính cao thì độc tố của aflatoxin còn nguy hiểm gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua.

Sau khi ngộ độc aflatoxin, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm gan như nôn mửa, chán ăn, sốt, báng bụng,… Trong trường hợp nặng có thể bị ung thư gan.

Trường hợp của anh Tôn, cũng do thường xuyên ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày nên dẫn đến việc chất độc tích tụ trong cơ thể, và gây nên sự xuất hiện của ung thư gan. Để tốt cho sức khỏe, bác sĩ khuyến cáo các gia đình chỉ nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh trong thời gian từ 15 – 20 phút mà thôi.

Một số tín hiệu trên cơ thể cảnh báo bệnh gan

Da dễ bị mụn trứng cá, xuất hiện đốm đen;

Thường xuyên mệt mỏi và thiếu năng lượng;

Hôi miệng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng;

Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, khó tiêu;

Đầy hơi bao tử, hay bị xì hơi;

Ban đêm mất ngủ, mơ nhiều, nói nhiều trong giấc ngủ, nghiến răng;

Chảy máu nướu răng và chảy máu cam;

Bề mặt móng tay, móng chân không bằng phẳng, có những đường vân dọc;

Làn da xanh xao, sắc mặt sạm đi;

Nước tiểu vàng, đục, có mùi hôi;

Đau ở vị trí của gan;

Mắt, da mặt chuyển sang màu vàng;

Chán ăn, cân nặng sụt giảm nghiêm trọng;

Bị sốt không rõ lý do, không dễ hạ sốt.

Tác giả: Thạch Thảo