Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến cuối năm 2019, thế giới có gần 523 triệu bệnh nhân tim mạch. Khi nhắc đến căn bệnh này, nhiều người cho rằng thực phẩm nhiều dầu hoặc nhiều muối là thủ phạm gây bệnh. Đúng là chúng có hại cho mạch máu và tim nhưng có thứ còn nguy hiểm hơn. Đó là chất béo chuyển hóa - trans fat.
Chất béo chuyển hóa là một dạng chất béo không bão hòa; có cả dạng tự nhiên và nhân tạo.
Chất béo chuyển hóa tự nhiện có trong thịt, sữa của động vật nhai lại. Con người tiêu thụ sữa và thịt không cần phải lo lắng. Một số đánh giá cho rằng việc tiêu thụ lượng vừa phải chất béo chuyển hóa không gây hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, loại chất béo chuyển hóa nhân tạo (còn gọi là chất béo chuyển hóa công nghiệp, chất béo hydro hóa một phần) lại có nguy hiểm cho sức khỏe.
Năm 2018, WHO đã đưa ra khuyến cáo cần thay thế chất béo chuyển hóa bằng các loại chất béo và dầu có lợi hơn cho sức khỏe.
WHO khuyến cáo, lượng chất béo chuyển hóa nên ở dưới mức 1% tổng năng lượng nạp vào cơ thể, tương đương với mức dưới 2,2 gram/ngày với chế độ ăn 2.000 calo.
Tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa sẽ làm hàm lượng cholesterol trong máu tăng quá cao, đẩy nhanh quá trình hình thành cục máu đông và mảng bám xơ vữa động mạch; làm máu đặc hơn, cản trở quá trình của máu; làm mạch máu cứng lại và đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, tiêu thụ nhiều transfat còn dẫn tới tình trạng béo phì, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
2 nhóm thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa thường gặp
Dầu thực vật hydro hóa
Dầu thực vật hydro hóa một phần (PHO) là nguyên liệu thường dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm. PHO được sử dụng nhiều vì có khả năng chịu nhiệt độ cao lặp đi lặp lại mà không thay đổi và cải thiện hương vị, kết cấu của sản phẩm. Đây là loại dầu lý tưởng cho các món chiên kỹ hoặc thực ăn nhanh.
Đồ ăn nhanh
Các món đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên... đều chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao. Nguyên nhân là do các nhà hàng thường dùng PHO để chiên rán thức phẩm khiến chất béo chuyển hóa từ dầu ngấm vào thực phẩm.
Ngoài ra, nhiệt độ chiên cao cũng làm hàm lượng chất béo chuyển hóa trong dầu tăng lên. Hàm lượng này sẽ ngày càng tăng sau mỗi lần chúng ta tái sử dụng.
Ưu điểm của chất béo chuyển hóa là có khả năng chịu nhiệt mạnh và dễ bảo quản nên chúng chủ yếu được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, nến ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe.
Ngoài chất béo chuyển hóa, 2 loại thực phẩm khác cũng gây gậy cho mạch máu, gây ra bệnh tim mạch
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như lòng lợn, gan lợn... có hương vị béo ngậy, thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Chúng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người có tiền sử bệnh cao huyết áp và mỡ máu cao.
Nguyên nhân là do nội tạng động vật có hàm lượng cholesterol và chất béo cực kỳ cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm hàm lượng chất béo trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn, làm tăng lipid máu từ đó gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây tắc nghẽn mạch máu và nhồi máu não.
Đồ ăn quá cay
Đồ ăn cay nóng giúp kích thích vị giác, cải thiện cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, người mắc bệnh tim mạch được khuyến cáo nên hạn chế ăn đồ cay. Nguyên nhân là do đồ cay nóng sẽ kích kích thích tiết adrenaline và làm hưng phấn thần kinh giao cảm của cơ thể. Khi đó, mạch máu giãn nở, huyết áp tăng cao, dễ hình thành cục máu đông và gây nhồi máu não.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Văn Mai Hương công khai tin nhắn “dằn mặt” người yêu cực phũ, đọc xong 80% hội chị em thấy “chột dạ”
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Uống 1-2 ly bia mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch?
-
Nếu cứ đến giờ đi ngủ lại thấy những biểu hiện này thì hãy cẩn trọng vì lượng đường trong máu tăng cao
-
Vừa tập thể dục xong, thực hiện ngay việc này để biết bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không