Phật dạy: Phép qua - lại tác dụng hơn cả phong thuỷ, đời người cần một lần hiểu rõ

08:37, Thứ hai 21/06/2021

( PHUNUTODAY ) - Đời người cần hiểu rõ phép qua - lại này để tĩnh tâm vượt qua giới hạn của chính mình.

Độ lượng quyết định độ cao

Cần nhớ rằng trong thiên hạ không có bữa trưa miễn phí. Hết thảy thành công đều phải dựa vào sự nỗ lực của bản thân. Khí phách, phong độ, tri thức, và tấm lòng của mỗi cá nhân là khác nhau. Bạn muốn thành công lớn, lập đại nghiệp thì phải bồi dưỡng cho mình độ lượng, giống như biển cả mênh mông. Hơn nữa còn phải bỏ ra nhiều thời gian để giúp mình trưởng thành, giảm thiểu thời gian hà khắc trách móc người khác, đố kỵ người khác.

Dựa vào người khác thì vĩnh viễn không có thành tựu

Tục ngữ nói: “Dựa vào núi thì núi sẽ đổ, dựa vào cha mẹ thì cha mẹ sẽ già, dựa vào anh chị em thì anh chị em sẽ bỏ đi”. Con người chỉ có tìm sự trợ giúp từ chính bản thân mình. Trên đời này không có người nào có thể dựa vào được, chỉ có thể dựa vào chính mình.

Nếu bản thân mình không đứng dậy, chỉ mong chờ người khác cho mình chỗ dựa, ỷ lại vào người khác thì vĩnh viễn là người không có thành tựu gì.

trai-nghiem-hanh-phuc-theo-loi-phat-day-1-1717

Năng lượng của sinh mệnh đến từ Tĩnh

Chúng ta thường nói, quy luật vũ trụ là thường hằng bất biến. Trong sinh mệnh con người thường quên mất tĩnh, hơn nữa lại dùng hết mọi động thái để tiêu hao bản thân mà không suy nghĩ nguồn năng lượng của mình đến từ đâu. Năng lượng của sinh mệnh sản sinh ra từ trong trạng thái tĩnh, từ trong cái không. Cũng chính là tại sao con người chúng ta bận rộn đến đêm thì phải đi ngủ. Bởi vì con người cần trạng thái tĩnh, đầu óc không nghỉ ngơi thì không được.

Có lúc xử lý sự việc phức tạp, khó khăn, nghĩ nát óc mà không tìm ra cách giải quyết. Khi đó nhất định trước tiên phải tĩnh tâm lại, không suy nghĩ gì nữa. Sau đó đột nhiên tư tưởng thông thoát, biết làm như thế này sẽ giải quyết được vấn đề. Đó chính là tác dụng của tĩnh. Nếu khi đó bạn không nghỉ ngơi, mà lại càng suy nghĩ nhiều hơn để tìm biện pháp, thế thì thường chẳng tìm ra lời giải mà càng khiến đầu óc căng thẳng, tất cả các dây thần kinh đều căng lên, cuối cùng không chết thì cũng bệnh.

Tu hành chân chính là tu trong cuộc sống

Chớ sợ gặp phải cảnh khốn cùng, nó có thể giúp bạn tôi luyện tâm tính, tăng trưởng trí tuệ. Tu hành chân chính là phải tu hành trong cuộc sống. Nếu bạn dung nạp tất cả, bao dung tất cả bằng tấm lòng rộng lớn thì không có việc gì là nghĩ không được thông. Bạn sẽ thấy tất cả mọi người đều là người tốt, tất cả sự việc đều là việc tốt, tất thảy cảnh ngộ đều là cảnh tốt.

Gặp việc gì cũng chớ suy nghĩ cho mình, cần phải nghĩ cho người khác thì bạn mới có thể tự tại thoải mái được. Không nên cứ muốn thay đổi người khác, nhìn người khác không thuận mắt. Trước tiên hãy điều chỉnh tâm thái bản thân, tu tốt cái tâm của mình thì tất cả cảnh ngộ sẽ ‘cảnh tùy tâm chuyển’. Bạn đối đãi với người khác như thế nào thì người ta sẽ đối đãi với bạn như thế ấy. Thế nên không nên cứ trách Trời oán người, không nên cứ bới móc lỗi lầm khuyết điểm của người khác.

Giữ chữ tín nghĩa sẽ có được ngàn vàng

Một người thường xuyên chỉ biết nói dối thì dù điều đạt được chính là cho dù sau này có nói thật cũng chẳng còn muốn tin nữa. Thành thật, chân thành chính là cái gốc để làm người. Nó cũng chính là vũ khí sắc bén của mỗi người.

Biết cách giữ thiện diện cho người khác là đang tự giữ thể diện cho chính mình

Một khi bạn làm mất đi thể điện của người khác thì cuối cùng người bị tổn hại cũng chính là bạn mà thôi. Thế nên đừng bao giờ cố gắng làm tổn thương đến lòng tự tròng của người khác.

Đọc sách là để làm người, kết giao nhiều với bạn hữu ích

Người xưa nói, đọc sách là để ‘minh lý’. Minh lý chính là hiểu rõ đạo lý làm người. Kết giao nhiều với những người nhân cách thành thục, phẩm hạnh cao, đáng tin cậy, họ sẽ giúp bạn trưởng thành, khi nhất thời nguy cấp hoạn nạn thì cũng có thể nhờ cậy được.

Quên ân mình, nhớ ân người

Giúp đỡ người khác, cho người ta thuận lợi thì trong tâm không được ghi nhớ, cần phải vứt bỏ đi. Nhận được ân huệ của người ta thì nhất định phải mãi mãi ghi nhớ. Đó chính là “Thi ân đừng nhớ, thọ ân chớ quên”.

Lòng hiếu thảo là nền tảng của sự kế thừa gia đình

Hiếu thuận chính là điểm chốt cơ bản nhất trong cuộc sống này. Hãy tưởng tượng nếu một người không hiếu thảo với cha mẹ của mình thì làm sao bạn mong anh ta tử tế với người khác được. Thế nên sự hiếu thảo không chỉ đo được nhân cách của con người mà còn là nền tảng để cơ nghiệp của gia đình có thể được kế thừa và phát triển trong tương lai.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc