Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng và niêm mạc tử cung.
Lấy kinh nguyệt làm mốc, chúng ta chia cuộc đời hoạt động sinh dục của người phụ nữ thành các thời kỳ khác nhau:
- Thời kỳ niên thiếu: trước khi người phụ nữ hành kinh lần đầu.
- Tuổi dậy thì: được đánh dấu bằng kỳ hành kinh đầu tiên.
- Thời kỳ hoạt động sinh sản: là thời kỳ trong đó người phụ nữ hành kinh đều đặn, vòng kinh có phóng noãn, có khả năng sinh sản.
Sau đây là những kiến thức về kinh nguyệt mà chị em cần biết để chăm sóc sức khỏe sinh sản được tốt.
Tuổi có kinh
Tuổi có kinh thường bắt đầu từ lúc 12, 13 tuổi cũng có trường hợp sớm hơn hay muộn hơn. Ngày nay, chế độ dinh dưỡng cùng nhiều yếu tố khác khiến tuổi dậy thì sớm hơn, thậm chí có những trường hợp thấy kinh lúc mới 8, 9 tuổi hoặc sớm hơn nữa. Thấy kinh sớm quá cũng không tốt. Ngoài việc các bé chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ mình, một số trường hợp (dù hiếm) có thể bị những khối u tuyến yên nên kích thích dậy thì sớm.
Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh có thể thay đổi giữa người này, người khác, nhưng ít thay đổi ở cùng một người ở trong tuổi hoạt động sinh dục. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ tính từ lúc bắt đầu thấy kinh của chu kỳ này đến lúc bắt đầu của chu kỳ tiếp theo, chuẩn nhất là 28 ngày.
Tuy nhiên, có những trường hợp sớm hơn (dưới 28 ngày, thậm chí mới 20 ngày đã đến vòng kinh), hay muộn hơn (trên 28 ngày), bị bế kinh (nhiều tháng liền không có kinh) hay bị rối loạn kinh nguyệt (lúc sớm lúc muộn, không thể xác định được chu kỳ).
Tất cả các trường hợp chu kỳ kinh không đều dẫn đến khó xác định được ngày rụng trứng tránh thai theo vòng kinh. Nhất là với các trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt hay vài tháng mới có kinh một lần thì cơ hội mang thai có thể khó hơn (có thể là nguyên nhân của hiếm muộn).
Chu kỳ kinh nguyệt nói gì về tình hình sức khỏe và tuổi thọ của chị em?
Thực tế, chu kỳ kinh nguyệt là biểu hiện rõ ràng nhất của sức khỏe phụ nữ, chu kỳ đều đặn cho thấy tình trạng cơ thể của người đó rất ổn định.
Một nghiên cứu trên tạp chí Menopause cho thấy, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu khi phân tích hơn 16.000 phụ nữ Mỹ sau mãn kinh và nhận thấy kết quả.
Những người bắt đầu có kinh nguyệt từ năm 12 tuổi và những người mãn kinh sau 50 tuổi sẽ có tuổi thọ cao hơn những phụ nữ khác.
Phụ nữ mãn kinh muộn thì khả năng mắc các bệnh về tim mạch ít hơn, các bệnh khác cũng tương tự.
Giải thích về vấn đề này, các nhà khoa học cho biết, là do trong chu kỳ kinh nguyệt, các chất sắt nuôi các gốc tự do gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và suy giảm thần kinh được cơ thể đẩy ra ngoài qua máu kinh.
Nghiên cứu dài 17 năm trên 12.134 phụ nữ Hà Lan sau mãn kinh được công bố trên tạp chí Dịch tễ (Epidemiology) cho thấy cứ mãn kinh chậm 1 năm, tỷ lệ tử vong điều chỉnh theo tuổi giảm xuống 2%/năm. Tỷ lệ tử vong do thiếu máu cơ tim giảm đi 2%, và giúp các chỉ số liên quan đến tuổi thọ tăng lên.
Khi phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn thì sức khỏe tốt hơn, da dẻ đẹp hơn, ít bệnh tật hơn những phụ nữ có kinh nguyệt thất thường.
Lời khuyên của thầy thuốcKinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, máu kinh thường vô khuẩn, tuy nhiên nếu vệ sinh kinh nguyệt không đúng sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Vì vậy chúng ta không nên có quan niệm sai lầm như tránh tắm rửa, gội đầu hay tránh vận động trong ngày thấy kinh. Thay vào đó, nên tắm gội bằng nước ấm, vệ sinh vùng kín và thay băng nhiều lần, nên vận động nhẹ. Trong những ngày này, cũng nên tránh mặc các loại quần bó, chật.
Tác giả: Đỗ Vân Anh
-
Hôm nay (6/3), Sư Tử hớn hở đi mua đồ mới
-
Lộ sự thật về cuộc hôn nhân của diễn viên Thanh Thúy - Đức Thịnh sau scandal rạn nứt?
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
"Giật mình" trước sự thật được phơi bày sau bao năm giấu kín của "Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh
-
Người Việt cứ giữ thói quen ăn mặn mà không biết sẽ phải dối mặt với hàng loạt căn bệnh nguy hiểm