Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm gan B

( PHUNUTODAY ) - Đối với bệnh viêm gan B nếu có một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giảm bớt được ghánh nặng cho gan và tăng cường sức khỏe.

 Theo các bác sĩ chuyên khoa gan, người mắc bệnh viêm gan B thường chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu vì vậy làm sao để tuy ăn ít nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng gan.

Bệnh viên gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khi mắc bệnh viêm gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mạn hay thể kéo dài.

Tùy theo mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung triệu chứng sốt nhẹ, cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, có thể có rối loạn tiêu hoá, khi ăn vào cảm thấy khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát.

Bí kíp ăn uống cho người bị viêm gan B

Chế độ ăn uống đúng cách cho người bị viêm gan B sẽ giúp giảm đi gánh nặng mà gan đang gánh chịu cũng như giúp gan được phục hồi.

16-0-1408506611137

• Người bệnh viêm gan B cần ăn từ thức ăn lỏng đến đặc. Bắt đầu ăn cháo, bột đậu nành... kết hợp với nước trái cây, trái cây nghiền... Khi cơ thể thích ứng thì tăng dần cấp độ lên thức ăn dạng đặc như cháo thịt hầm, bánh mì, bánh quy chấm sữa loãng.

• Ngoài ra bệnh nhân bị viêm gan B khi thực hiện ăn các bữa chính 3 lần ngày thì phải phối hợp xen kẽ các bữa phụ nhỏ với thực phẩm dạng lỏng nhưng có nhiều đạm, ít mỡ, sữa đậu nành...

• Lưu ý, tránh xa các loại rượu nếu như muốn gan phục hồi nhanh chóng. Đối với người bị viêm gan B mạn tính thì cần kiêng hẳn rượu dù nặng hay nhẹ tránh biến chứng có thể bộc phát ngay khi uống rượu. 

 Bánh kẹo ngọt là những món rất hấp dẫn, tuy nhiên, bạn cần tránh ăn những loại bánh kẹo ngọt này tránh gây hại thêm cho gan.

• Người bị viêm gan B cần bổ sung lượng đạm khoảng 60g mỗi ngày từ động vật và cả thực vật. Chỉ ăn với lượng vừa đủ như trên không nên hấp thu quá mức vì gan đang suy yếu nên không chuyển hóa kịp thời dẫn đến chướng bụng, đầy hơi. Đạm không được chuyển hóa hết sẽ được amoniac chuyển hóa thành chất ure gây hại cho cơ thể.

• Bệnh nhân viêm gan B cần phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm hơn người bình thường. Đặc biệt, những người viêm gan B mạn tính cần chú ý tránh để xảy ra ngộ độc thức ăn hay tiêu chảy vì sẽ dẫn đến biến chứng khởi phát tức thì rất nguy hiểm.

Chế độ ăn vừa phải, đúng và đủ với nhu cầu cơ thể

 Người bị viêm gan B thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng nên hay bỏ bữa hoặc chỉ ăn một lượng rất ít trong ngày. Điều này vô tình càng làm ảnh hưởng đến gan. Khi bị “bỏ đói” hoặc thiếu chất dinh dưỡng, gan sẽ không thể làm việc hiệu quả, dẫn đến khả năng phân giải và chuyển hóa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo. Cụ thể, thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến sự tái tạo, phục hồi các tế bào gan hư hại, từ đó khiến các tế bào gan này bị hoại tử, thúc đẩy diễn tiến xơ gan.

thuc-pham-nguoi-viem-gan-b-man-tinh-nen-an

Ngược lại, khi cơ thể nạp vào quá nhiều dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày, “nhà máy gan” sẽ phải hoạt động hết công suất để tổng hợp các chất dinh dưỡng và loại bỏ một số chất độc hại. Điều này tất nhiên cũng sẽ gây nguy hại cho gan, làm gan suy kiệt, đặc biệt trong tình trạng gan đang bị virus HBV xâm nhập.

 Vì những nguyên nhân trên, người bị viêm gan B rất cần một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, cụ thể người bị nhiễm viêm gan siêu vi B cần

Chia nhỏ bữa, ăn đúng giờ

 Về chế độ ăn, nên chia nhỏ thực đơn của mình ra làm nhiều bữa trong ngày để cơ thể hấp thu tốt hơn, đồng thời giảm bớt áp lực cho gan. Người bị viêm gan B cần có chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, đảm bảo phần năng lượng được nạp vào vào khoảng từ 1600-1700Kcal/ngày (30-35Kcal/kg/ngày).

Cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất

+Chất bột đường: 300 - 400g/ngày. Chất bột đường cung cấp 60-65% năng lượng cho người bị viêm gan B, có vai trò quan trọng trong việc phục hồi các mô tế bào bị hư hại, tất nhiên bao gồm tế bào gan. Chất bột đường có nhiều trong gạo, bánh mì, các loại củ, đường, ngô,...cũng có chứa bột đường.

+Chất đạm: 1 - 1,5g/kg trên tổng thể trọng. Cụ thể, người bị bệnh viêm gan B nên lấy 50% đạm từ ngũ cốc và các loại rau củ quả, 50% còn lại lấy từ các loại đạm, thức ăn từ động vật như thịt, cá, trứng và sữa. Cứ như vậy, chia trên tổng thực đơn dinh dưỡng thường ngày, người bị viêm gan B sẽ cung cấp đầy đủ lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể.

Chất béo: Mặc dù người bị viêm gan B được khuyến cáo cần hạn chế chất béo nhưng không nên cắt khỏi khẩu phần ăn. Chế độ ăn uống của người bị viêm gan B vẫn rất cần chất béo từ 15-20% trên tổng năng lượng nạp vào cơ thể. Đặc biệt là các loại chất béo lấy từ các loại đậu, mè, trứng và các loại cá hấp, kho được chế biến để giữ nguyên lượng dinh dưỡng nhưng không quá béo.

Vitamin và khoáng chất: Rất tốt cho sức khỏe thường có trong rau xanh và hoa quả. Mỗi ngày mỗi người nên ăn ít nhất là 300gr rau xanh và 200gr hoa quả tươi để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Chế độ ăn uống khoa học luôn là liệu pháp hữu hiệu giúp gan giảm thiểu áp lực vì gan là đầu mối tiếp nhận và xử lý vô số các chất độc hại của cơ thể. Trong tình trạng gan đang bị xâm nhập bởi virus, người bị viêm gan B càng cần phải lưu ý nhiều hơn đến thực đơn dinh dưỡng và chế độ ăn hằng ngày của mình, có như vậy, tình hình sức khỏe mới tiến triển tốt, đem đến hiệu quả điều trị cao.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link