Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị viêm mũi dị ứng

( PHUNUTODAY ) - Phần lớn trẻ bị viêm mũi dĩ ứng là do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa…

Viêm mũi dị ứng là một bệnh miễn dịch. Do các dị nguyên ngoại lai gây ra và con đường xâm nhập chủ yếu là qua niêm mạc mũi. Viêm mũi dị ứng có thể gặp phải khi trẻ tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, hoặc do thay đổi thời tiết. 

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Do sự biến đổi của khí hậu, tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng, mật độ dân cư đông đúc…  Và do các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) như bụi nhà. thực phấm (trứng sữa. các loại hải sản…), thuốc, phấn hoa, sự thay đổi các yếu tố của môi trường: độ ẩm. nhiệt độ… nội tiết tố, vi khuẩn, vi rút… dị ứng tuỳ thuộc từng cơ thể của trẻ.

benhtreem.pntd

Y học đã đưa ra các biến đổi ở trẻ có cơ địa dị ứng: Tăng bạch cầu eosino trong máu và dịch tiêt niêm mạc, khả năng gan histamine của huyết thanh giam, và gần đây theo nghiên cứu của lshizaka và .lohanson. vai trò của IgE trong máu và dịch tiết, nhất là vai trò cua tế bào lympho trong cơ chế tăng và ức chế tạo IgE.

Trẻ bị dị ứng có thể sống một thời gian dài mà không có biểu hiện thành bệnh lý trong khi đó các xét nghiệm chứng tỏ tình trạng dị ứng của cơ thể như nghiệm ứng da, hoặc nghiệm ứng đặc hiệu khác vẫn dương tính.

Thế cân bằng này không ổn định và bệnh dị ứng sẽ xuất hiện khi có một số yếu tố thuận lợi: tiếp xúc ồ ạt với dị nguyên vượt quá ngưỡng, yếu tố tinh thần căng thẳng, stress, yếu tố nội tiết , trẻ em nam mắc bệnh hen nhiều hơn nữ, bệnh dị ứng tăng hay giảm đi khi trưởng thành…

Các biểu hiện bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Bé bị ngứa mũi, hay lấy tay dụi mũi , kèm theo đó là những tràng hắt hơi liên tục. Bé có thể bị sốt cao lên tới 39 độ, điều này khiến cho trẻ khó chịu và hay quấy khóc, biếng ăn. Bé bị viêm mũi dĩ ứng thường ngủ mê man vào ban ngày nhưng cứ đêm đến là lại quấy khóc và bắt mẹ bế trên tay.

Xuất hiện tình trạng khó thở, thở khò khè, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Quan sát hai bên hốc mũi của bé mẹ sẽ thấy có hiện tượng sung huyết, niêm mạc mũi đỏ và hốc mũi ứ đọng nhiều dịch. Trẻ bị nghẹt mũi nên sẽ gặp khó khăn khi bú.

Nếu nước mũi chảy vào trong cổ họng sẽ khiến bé dễ bị nôn trớ và có thể bị tiêu chảy.

Cách xử lý khi trẻ bị viêm mũi dị ứng

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng nên nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch muối, mỗi ngày từ 3-4 lần cho trẻ cho tới khi hết chảy nước mũi. Cần chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, bao gồm thịt cá, trứng, đậu, rau củ quả chín … để giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.

Trường hợp trẻ bị sốt trên 38 độ, cần hạ sốt cho trẻ bằng cách lau mát cho trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết và chú ý theo chỉ định của bác sỹ. Khi lau mát cho trẻ bằng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước và lau khắp người cho trẻ.

Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát. Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, nên cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước. 

Theo các bác sỹ chuyên khoa Nhi của một số bệnh viện lớn, nhiều biện pháp mà các bà mẹ áp dụng để điều trị viêm mũi không tốt cho sức khỏe của trẻ. Sau đây là 4 sai lầm không đáng khi chữa sổ mũi cho trẻ

Xem thêm

1. Lợi ích của quả táo đối với bà bầu

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn