Chế độ dinh dưỡng cho người bị đại tràng

10:32, Thứ tư 28/03/2018

( PHUNUTODAY ) - Bệnh viêm loét đại tràng là một căn bệnh rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Bởi vậy, thay đổi chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với các bệnh nhân bị bệnh này. chúng ta hãy cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị đại tràng nhé!

1. Người bị bệnh đại tràng nên có chế độ ăn nhiều rau quả và ngũ cốc

Những thực phẩm này chứa hàm lượng cao chất xơ, có thể giảm đến 40% nguy cơ polyp đại tràng. Nên chọn những loại hoa quả có màu xanh sẫm, vàng đậm, da cam và các loại rau ví dụ như rau bina, dưa đỏ, xoài, quả đấu, và khoai lang, rau họ cải bắp, bao gồm cải bông xanh, cải brussel và súp lơ.Chất lycopen trong cà chua và các loại rau quả có màu đỏ như dâu tây, ớt đỏ là hóa chất chống ung thư rất mạnh. Các loại cây họ đậu bao gồm đậu Hà Lan và các thực phẩm từ đậu nành… nên cho vào thực đơn hàng ngày.

thuc-pham-benh-viem-dai-trang-nen-dung

2. Người bị bệnh đại tràng nên dùng lượng axít folic thích hợp

Việc bổ sung lượng vitamin B folat hoặc axít folic thích hợp (một dạng tổng hợp của vitamin này) có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Đối với những người có tiền sử gia đình bị bệnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách hạn chế uống rượu và dùng 400 mg axít folic/ngày. Folat có trong lá rau xanh thẫm như rau bina, đậu, đậu tây và đậu xanh, một số quả và hạt, ngũ cốc đã bổ sung. Phần lớn các multivitamin đều chứa axít folic.

rau-qua

Bạn nên ăn chia làm nhiều bữa trong ngày bởi cách chia bữa như vậy giúp làm giảm áp lực làm việc của hệ thống tiêu hóa vốn đã làm việc với công suất kém của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy việc chuyển từ ăn 2-3 bữa sang ăn 5-6 bữa sẽ làm giảm các triệu chứng do IBD gây nên. Ăn một chế độ ăn protein cao với thịt nạc, cá và trứng, có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính- IBD(inflammatory bowel disease).

1. Những ngày không đau

Để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa dở “chứng”.

2. Khi bị táo bón

Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose…). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.

3. Khi bị tiêu chảy

Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

4. Tránh chất kích thích

Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà…đều phải kiêng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc