Dưới đây là 9 loại quả ngọt nhưng lại có tính nóng, ăn vào dễ nổi mụn:
1. Mận (Mận Hà Nội)
Theo Đông y, mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên ăn mận vì dễ bị nóng, phát ban, không tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Ăn mận sẽ bị nổi mụn nhiều nếu bạn ăn sai cách. Tuy mận chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng cũng chứa một số chất nếu ăn nhiều hoặc ăn sai cách thì sẽ không tốt cho sức khỏe người ăn. Đặc biệt, đối với các chị em đang trong quá trình mang thai thì nên hạn chế sử dụng loại trái cây này.
Người bình thường chỉ nên ăn tối đá 10 quả/ngày để không ảnh hưởng đến dạ dày. Trước khi ăn nên ngâm với nước muối loãng.
2. Vải
Vải là loại hoa quả mùa hè có tính bình, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể bị phát nhiệt, chảy máu cam do trong vải chứa nhiều đường.
Với những người bị nóng trong, không nên ăn nhiều vải vì dễ ra mồ hôi lạnh, chân tay bủn rủn, chóng mặt, đau đầu…
Phụ nữ có thai cũng nên hạn chế để không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Chỉ nên ăn khoảng 5 -10 quả/ngày đối với người lớn, trẻ nhỏ 3 – 4 quả.
3. Nhãn
Nhãn cũng là loại hoa quả mùa hè có tính nóng. Do có hàm lượng đường khá cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tạo môi trường cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt là tụ cầu. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng rôm sảy, mụn nhọt.
Khoảng 300g nhãn sẽ tương đương với một bát cơm, bạn chỉ nên ăn từ khoảng 300 – 500g nhãn để cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể. Nên ăn cách ngày để không gây nóng trong.
Phụ nữ có thai cũng nên hạn chế để không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Chỉ nên ăn khoảng 5 -10 quả/ngày đối với người lớn, trẻ nhỏ 3 – 4 quả.
4. Đào
Mặc dù là loại quả có vị ngọt mát, dễ ăn vào mùa hè, tuy nhiên chính hàm lượng đường cao trong đào lại khiến cơ thể bị nóng trong, mụn nhọt, nếu ăn quá nhiều.
Theo y học, đào có tính ôn, nếu ăn ”không kiểm soát” sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi…
Chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 quả trong một ngày.
5. Xoài
Xoài lại cũng là một trong số loại trái cây dễ nổi mụn vì chứa khá nhiều đường, ăn trong mùa hè quá nhiều dễ gây sinh nhiệt, mụn bọc, rôm sảy…
Người bình thường chỉ nên ăn tối đa 1 quả/ngày, có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố xoài đều được. Xoài là một trong những loại hoa quả gây nóng trong nếu ăn nhiều,
6. Mít
Mít là một trong những loại hoa quả mùa hè rất được yêu thích. Không chỉ bởi mít giàu vitamin C, tốt cho tiêu hóa, phòng ngừa ung thư, nó còn là thành phần chính trong món sữa chua mít khoái khẩu của các bạn trẻ, giải nhiệt mùa hè.
Tuy nhiên, mít cũng là loại quả có tính nóng, trong mít chứa khá nhiều đường, không tốt cho người bị tiểu đường và rất dễ nổi mụn nhọt.
Nên ăn lượng vừa phải, khoảng 150 – 300g/ngày, không nên ăn liền một lúc và ăn liên tục. Trong những ngày nóng oi bức thì nên hạn chế ăn.
7. Na
Mặc dù na có mùi rất thơm, vị ngọt sắc, lại rất dễ ăn tuy nhiên đây cũng là loại quả mùa hè dễ gây nóng nhất. Nếu ai đã có sẵn cơ địa dễ nóng trong người, khi ăn nhiều na rất dễ bị mụn nhọt trứng cá, thậm chí rôm xảy, dễ bị táo bón, khó tiêu.
Na nên hạn chế ăn trong những ngày oi nóng, chỉ nên ăn khoảng 400 – 500g/ngày.
8. Sầu riêng
Không hổ danh khi sầu riêng được gọi là “vua của các loại quả” bởi nó chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Tuy nhiên, sầu riêng cũng là loại hoa quả mùa hè chứa nhiều chất béo và đường, nếu ăn nhiều trong mùa hè dễ gây sinh nhiệt cho cơ thể, khiến cơ thể bị nóng trong, nổi mụn. Người ăn quá nhiều sầu riêng dễ bị tăng huyết áp, bốc hỏa, đầy bụng, khó tiêu…
Sầu riêng chỉ nên ăn tối đa 2 múi/ngày và ăn xen kẽ các ngày.
9. Chôm chôm
Chôm chôm là loại quả này chứa rất nhiều vitamin C giúp củng cố hệ miễn dịch, song chôm chôm cũng nằm trong list những loại trái cây có tính nóng. Bà bầu cũng không nên ăn nhiều chôm chôm dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Chỉ nên ăn khoảng 300 – 400g chôm chôm/ngày. Lượng chôm chôm này đã tương đương với 1,5 bát cơm rồi đó.