Philippines lên án TQ, tướng TQ dụ Đài Loan chiếm biển Đông

Philippines lên án TQ thúc đẩy các hoạt động giám sát quanh khu vực tranh chấp, tướng TQ dụ Đài Loan hợp tác chiếm biển Đông, ông Abe thăm 3 nước ASEAN để “bao vây" TQ...là tin tức thời sự chính ngày 26/7.
Bộ Ngoại giao Philippines ngày hôm qua (25/7) đã lên tiếng quan ngại trước việc Trung Quốc giao nhiệm vụ tuần tra tại các khu vực biển tranh chấp cho lực lượng cảnh sát biển mà Bắc Kinh vừa chính thức triển khai hoạt động.

Bộ Ngoại giao Philippines ngày hôm qua (25/7) đã lên tiếng quan ngại trước việc Trung Quốc giao nhiệm vụ tuần tra tại các khu vực biển tranh chấp cho lực lượng cảnh sát biển mà Bắc Kinh vừa chính thức triển khai hoạt động.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 25/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, lực lượng chức năng Philippines đã phát hiện một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tại rạn san hô Panganiban gần đảo Palawan của nước này, hai ngày sau khi Trung Quốc chính thức triển khai lực lượng cảnh sát biển mới.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 25/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, lực lượng chức năng Philippines đã phát hiện một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tại rạn san hô Panganiban gần đảo Palawan của nước này, hai ngày sau khi Trung Quốc chính thức triển khai lực lượng cảnh sát biển mới.

Theo ông Hernandez, tuy thông tin này vẫn đang được xác minh nhưng 'về nguyên tắc, việc Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động giám sát quanh các vùng biển tranh chấp như vậy là không phù hợp với tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã cam kết năm 2002'. Ông Hernandez cũng nói thêm rằng việc Trung Quốc triển khai lực lượng Cảnh sát biển mới không chỉ “làm tăng mức độ căng thẳng” trên vùng biển tranh chấp mà còn đi ngược lại với nỗ lực của ASEAN trong việc xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông.

Theo ông Hernandez, tuy thông tin này vẫn đang được xác minh nhưng "về nguyên tắc, việc Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động giám sát quanh các vùng biển tranh chấp như vậy là không phù hợp với tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã cam kết năm 2002". Ông Hernandez cũng nói thêm rằng việc Trung Quốc triển khai lực lượng Cảnh sát biển mới không chỉ “làm tăng mức độ căng thẳng” trên vùng biển tranh chấp mà còn đi ngược lại với nỗ lực của ASEAN trong việc xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông.

Trong khi đó, tướng La Viện - viên tướng diều hâu khét tiếng ở Trung Quốc mới đây đã dụ dụ Đài Loan hợp tác chiếm biển Đông. Theo tờ Want Daily ở Đài Loan, phát biểu tại diễn đàn Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông trong hai ngày 24 và 25/7, ông La Viện nói khả năng diễn ra chiến tranh giữa hai bờ eo biển Đài Loan là cực kỳ thấp và hai phía phải nghĩ đến việc hợp tác để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông. “Miễn là Đài Loan không tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc, chiến tranh sẽ không thể xảy ra”, ông La Viện trấn an.

Trong khi đó, tướng La Viện - viên tướng diều hâu khét tiếng ở Trung Quốc mới đây đã dụ dụ Đài Loan hợp tác chiếm biển Đông. Theo tờ Want Daily ở Đài Loan, phát biểu tại diễn đàn Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông trong hai ngày 24 và 25/7, ông La Viện nói khả năng diễn ra chiến tranh giữa hai bờ eo biển Đài Loan là cực kỳ thấp và hai phía phải nghĩ đến việc hợp tác để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông. “Miễn là Đài Loan không tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc, chiến tranh sẽ không thể xảy ra”, ông La Viện trấn an.

Nhấn mạnh về bản sắc Trung Hoa ở hai bên eo biển, ông La Viện nói Bắc Kinh và Đài Bắc phải cứng rắn hơn với các nước muốn lấy đi lãnh thổ do tổ tiên chung của người Trung Quốc để lại, theo tờ Want Daily. Một khi Đài Loan quyết định mua vũ khí từ Trung Quốc, họ sẽ không còn bị Mỹ kiểm soát, ông La nói. Ông La Viện nói với tờ Want Daily rằng nguyên tắc của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là “bất chiến tự nhiên thành” song Trung Quốc phải sẵn sàng cho các cuộc xung đột tiềm ẩn tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và ở biển Đông.

Nhấn mạnh về bản sắc Trung Hoa ở hai bên eo biển, ông La Viện nói Bắc Kinh và Đài Bắc phải cứng rắn hơn với các nước muốn lấy đi lãnh thổ do tổ tiên chung của người Trung Quốc để lại, theo tờ Want Daily. Một khi Đài Loan quyết định mua vũ khí từ Trung Quốc, họ sẽ không còn bị Mỹ kiểm soát, ông La nói. Ông La Viện nói với tờ Want Daily rằng nguyên tắc của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là “bất chiến tự nhiên thành” song Trung Quốc phải sẵn sàng cho các cuộc xung đột tiềm ẩn tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và ở biển Đông.

Trong một diễn biến khác, các tàu hải cảnh Trung Quốc đã lần đầu tiên tiến vào vùng biển mà Nhật tuyên bố là lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước vào hôm nay, 26/7. Lực lượng tuần duyên Nhật thông báo bốn tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển trên vào khoảng 9 giờ 30 đến 9 giờ 40, giờ địa phương (7 giờ 30 đến 7 giờ 40, giờ Việt Nam).

Trong một diễn biến khác, các tàu hải cảnh Trung Quốc đã lần đầu tiên tiến vào vùng biển mà Nhật tuyên bố là lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước vào hôm nay, 26/7. Lực lượng tuần duyên Nhật thông báo bốn tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển trên vào khoảng 9 giờ 30 đến 9 giờ 40, giờ địa phương (7 giờ 30 đến 7 giờ 40, giờ Việt Nam).

Sau khi tuần duyên Nhật yêu cầu các con tàu rời khỏi vùng biển, một tàu hải cảnh đã phản hồi bằng tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”, theo hãng Kyodo News.

Sau khi tuần duyên Nhật yêu cầu các con tàu rời khỏi vùng biển, một tàu hải cảnh đã phản hồi bằng tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”, theo hãng Kyodo News.

Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, cơ quan quản lý hải cảnh, cũng thông báo các tàu của họ đã đối đầu với tàu Nhật tại vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư. Thông báo của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc nói bốn tàu của họ đã “cứng rắn tuyên bố” chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo.

Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, cơ quan quản lý hải cảnh, cũng thông báo các tàu của họ đã đối đầu với tàu Nhật tại vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư. Thông báo của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc nói bốn tàu của họ đã “cứng rắn tuyên bố” chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo.

China Daily và Global Times ngày 26/7 của Trung Quốc đã loan tin chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là nhằm 'kiềm chế Trung Quốc'. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm chính thức 3 nước Đông Nam Á trong 3 ngày: Thứ Năm (25/7) đến Malaysia, Thứ Sáu (26/7) đến Singapore và Thứ Bảy (27/7) sẽ tới Philippines nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh với 3 nước thành viên ASEAN nói trên.

China Daily và Global Times ngày 26/7 của Trung Quốc đã loan tin chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là nhằm "kiềm chế Trung Quốc". Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm chính thức 3 nước Đông Nam Á trong 3 ngày: Thứ Năm (25/7) đến Malaysia, Thứ Sáu (26/7) đến Singapore và Thứ Bảy (27/7) sẽ tới Philippines nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh với 3 nước thành viên ASEAN nói trên.

Ngày 24/7, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luận phân bổ ngân sách quốc phòng tổng trị giá 598,3 tỷ USD cho năm tài khóa 2014. Bên cạnh đó, với 217 phiếu thuận (trong đó có 134 nghị sĩ đảng Cộng hòa và 83 nghị sĩ đảng Dân chủ, gồm cả Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và người đứng đầu phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi), Hạ viện Mỹ đã bảo vệ lập trường ủng hộ chương trình giám sát trên của Cơ quan Tình báo quốc gia. Trong khi đó, 94 nghị sĩ Cộng hòa và 111 nghị sĩ đảng Dân chủ bác bỏ hoạt động của chương trình này. (Tổng hợp từ TNO, Kiến thức, ANTĐ)

Ngày 24/7, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luận phân bổ ngân sách quốc phòng tổng trị giá 598,3 tỷ USD cho năm tài khóa 2014. Bên cạnh đó, với 217 phiếu thuận (trong đó có 134 nghị sĩ đảng Cộng hòa và 83 nghị sĩ đảng Dân chủ, gồm cả Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và người đứng đầu phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi), Hạ viện Mỹ đã bảo vệ lập trường ủng hộ chương trình giám sát trên của Cơ quan Tình báo quốc gia. Trong khi đó, 94 nghị sĩ Cộng hòa và 111 nghị sĩ đảng Dân chủ bác bỏ hoạt động của chương trình này. (Tổng hợp từ TNO, Kiến thức, ANTĐ)