10 quan niệm sai lầm khi ăn trứng nhiều người vẫn tin sái cổ, đừng bị "dọa" mà bỏ qua thực phẩm vàng này

( PHUNUTODAY ) - Trứng bổ dưỡng nhưng ăn sai cách sẽ gây tác dụng ngược với sức khỏe. Dưới đây là 10 quan niệm sai lầm khi ăn trứng mà bạn nên tránh.

1. Người bị cholesterol cao không nên ăn trứng

Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo và cholesterol cao hơn lòng trắng tuy nhiên không phải tất cả chất béo và cholesterol đều xấu. Những người mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề tim mạch nên hạn chế ăn trứng, và không ăn quá 3 quả trứng mỗi tuần.

2. Bạn không nên ăn lòng đỏ trứng nếu muốn giảm cân

Nhiều người ăn kiêng và loại bỏ lòng đỏ trứng ra khỏi thực đơn nhưng trên thực tế, lòng đỏ chứa protein bổ sung và các chất hữu ích khác như vitamin D, góp phần hấp thụ canxi. Chúng cũng chứa choline bảo đảm gan hoạt động tốt. Ngoài những chất này, lòng đỏ còn chứa lutein rất có lợi cho mắt, trong khi lòng trắng trứng lại không có. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ăn toàn bộ một quả trứng cho bữa sáng sẽ làm giảm lượng thức ăn bạn ăn và lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

3. Trứng sống lành mạnh hơn trứng luộc

Nhiều người nghĩ rằng ăn trứng sống để giữ nguyên chất bổ tuy nhiên thực tế việc ăn trứng sống không hề an toàn vì tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh salmonella. Không những thế, lòng trắng trứng sống khiến việc hấp thụ vitamin B7 bị hạn chế.

4. Trứng nâu tốt hơn trứng trắng

Chúng ta thường nghe nói rằng các sản phẩm màu nâu hoặc đen tốt cho sức khỏe hơn các sản phẩm màu trắng (ví dụ: bánh mì hoặc đường). Nhưng điều này không đúng khi áp dụng với trứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trứng nâu và trứng trắng có dinh dưỡng gần giống nhau.

5. Màu của lòng đỏ quyết định chất lượng của trứng

Thoạt nghe điều này có vẻ hợp lý nhưng trên thực tế màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc vào chế độ ăn của gà: gà càng có nhiều carotenoid thì lòng đỏ càng đậm màu. Ngô, cỏ linh lăng, cây tầm ma và một số loại cây khác là thức ăn của gà khiến cho lòng đỏ sáng hơn.

6. Trẻ dưới 1 tuổi không được ăn trứng

Điều này không hoàn toàn chính xác. Việc cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không ảnh hưởng đến sức khỏe và chứng dị ứng vì chỉ 2% trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm này.

Cha mẹ có thể cho bé ăn trứng từ 7 tháng tuổi trở lên và cho chúng bắt đầu ăn chỉ với 2 thìa nhỏ rồi sau đó quan sát xem con có phản ứng gì không. Nếu bé không có phản ứng lạ sau 4 ngày thì chứng tỏ chúng không bị dị ứng

7. Bà bầu ăn càng nhiều trứng gà càng tốt

Trong giai đoạn bầu bí, chức năng hấp thụ và tiêu hóa các chất yếu dần, khả năng giải độc của thận và gan giảm. Do đó, nếu thừa quá nhiều chất dinh dưỡng dễ gây thêm “gánh nặng” cho gan và thận, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Việc nạp quá nhiều protein sẽ làm đường ruột sản sinh quá nhiều a-mô-ni-ắc (NH3) và phenol, dễ dẫn tới hội chứng trúng độc protein với các biểu hiện như chướng bụng, đau đầu chóng mặt, toàn thân mệt mỏi, hôn mê….

Do đó, cần căn cứ vào nhu cầu mỗi cơ thể để nạp đủ lượng protein. Thường thì 2- 3 quả trứng gà/ ngày là đủ cho mỗi sản phụ.

8. Thời gian chế biến trứng càng lâu càng tốt

Thời gian chế biến trứng quá lâu sẽ làm “hao hụt” chất sắt có trong trứng và sản sinh phản ứng hóa học gây kết tủa có hại cho cơ thể, làm cơ thể khó hấp thụ được các chất sắt.

Ngoài ra, khi ở nhiệt độ quá cao, protein trong lòng trắng trứng gà sẽ chuyển biến thành các phân tử axit amino, chất này cũng bị phân hóa thành hợp chất hóa học có hại cho cơ thể ở nhiệt độ quá cao.

9. Cho đường vào trứng

Cách làm này khiến protein trong trứng gà kết hợp với axit amoni trong đường glu-cô-zơ tạo thành hợp chất khó hấp thu, gây cảm giác khó tiêu, ợ chua, không tốt cho sức khỏe.

10. Giá trị dinh dưỡng sẽ tăng khi dùng trứng với sữa đậu nành

Nghĩ rằng dùng trứng với sữa đậu nành sẽ tăng giá trị dinh dưỡng là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Sữa đậu nành có chứa protein thực vật phong phú, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất là khá dinh dưỡng. Tuy nhiên khi kết hợp với trứng, một chất liệu đặc biệt được gọi là “trypsin” trong đậu nành có thể được tích hợp với ovalbumin trong lòng trắng trứng, có thể khiến chất dinh dưỡng mất đi hoặc làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành và trứng.

Tác giả: Vũ Ngọc