2 bộ phận của cá chứa cực nhiều "độc tố", nhớ vứt bỏ ngay kẻo hại gan, sinh bệnh

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người thích ăn cá, nhưng không biết rằng có 2 bộ phận của cá có nhiều độc tố, tốt nhất không nên ăn, dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

2 bộ phận của cá có nhiều độc tố

Mật cá

Túi mật là cơ quan tiêu hóa của cá, chứa rất nhiều độc tố. Nếu không loại bỏ mật cá, khi ăn vào sẽ tăng gánh nặng cho gan, từ đó khiến gan bị tổn thương và sinh bệnh.

Gan cá

Với các loại động vật khác như gà, lợn,… gan là 1 bộ phận rất bổ, nhưng gan cá là 1 ngoại lệ. Gan cá là cơ quan giải độc của cá, trong đó có rất nhiều độc tố nên dễ khiến cơ thể bị mắc những vấn đề tồi tệ.

Mẹo khử vị đắng của mật cá hiệu quả:

Mật cá rất đắng và nếu lỡ may khi sơ chế làm vỡ mật, dính vào thịt cá thì bạn cũng đừng quá lo lắng, dưới đây là mẹo khử vị đắng của mật:

Sử dụng chanh

Bạn hãy bổ đôi quả chanh và dùng nửa quả vắt nước cốt vào phần bụng cá dính mật, để yên khoảng 5 phút. Sau đó, bạn hãy rửa lại cá bằng nước sạch (nhớ chà kỹ phần ruột cá). Như vậy, bạn không chỉ khử được vị đắng của mật cá mà còn giúp làm sạch ruột cá hơn.

Dùng giấm loãng

Nếu không có chanh và rượu trắng thì bạn cũng có thể dùng giấm loãng để khử vị đắng mật cá. Bạn pha vào chậu với dung dịch giấm và nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, bạn cho cá vào hỗn hợp vừa pha để ngâm và rửa cá bị vỡ mật. Để khoảng 2 phút rồi với cá ra rửa lại với nước sạch. Cá cũng sẽ được làm sạch và hết vị đắng cho thịt thơm ngon khi chế biến.

Một số mẹo đơn giản để kiểm tra độ tươi của cá, giúp bạn có thể lựa chọn được những con cá ngon nhất cho bữa ăn của gia đình:

Ngửi mùi của cá

Các chuyên gia ẩm thực cho rằng đó là cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn đã mua được con cá tươi. Khi mua cá, hãy đảm bảo rằng cá có mùi nhẹ, không có mùi tanh nồng hoặc chua. Cá sông, cá biển tươi có mùi nước nhẹ, mùi tanh nồng chứng tỏ cá đã thiu hoặc đã được bảo quản bằng hóa chất. Trên thực tế, mùi của cá thường vẫn còn ngay cả sau khi đã chế biến.

Mắt cá

Hãy để ý đến mắt cá. Đảm bảo rằng mắt cá không có lớp mờ màu trắng hoặc không bị trũng. Mắt cá tươi bóng và sáng. Nếu mắt cá bị vẩn đục, điều này cho thấy cá đã bị ươn hoặc thối rữa.

Vảy cá

Luôn luôn kiểm tra kết cấu, cá tươi sẽ có kết cấu chắc chắn bên ngoài cũng như bên trong. Đồng thời đảm bảo rằng cá có màu sáng, bóng và không bị xỉn màu. Thịt cá tươi luôn săn lại khi chạm vào và có vẻ ngoài bóng như kim loại tự nhiên. Hơn nữa, da cá tươi có kết cấu chặt chẽ và vảy không bị bong ra một cách tự nhiên. Cá ươn thường có vẻ ngoài xỉn màu và vảy lỏng lẻo.

Nhìn vẻ bề ngoài

Điều đầu tiên khi chọn những con cá hoặc hải sản là xem hình dáng bên ngoài của cá. Đảm bảo rằng màu sắc tươi sáng, mắt không có lớp trắng bệch, mang và đuôi có vẻ tươi tắn. Đảm bảo rằng cá có kết cấu hơi trơn và không có sự đổi màu của thịt. Trên thực tế, nếu bạn cắt cá thành từng khúc, thịt cá tươi sẽ luôn rỉ máu và có màu hồng tươi.

Kiểm tra mang cá

Để đảm bảo cá còn tươi, chỉ cần nhấc mang và kiểm tra xem bên trong cá có màu đỏ hồng tươi hay không. Trên thực tế, cá tươi cũng sẽ có kết cấu ướt nhẹ và không bị khô. Điều này đảm bảo rằng cá có nguồn gốc tươi từ sông hoặc biển.

Tác giả: Vũ Ngọc