Dưới đây để biết loại bọt nào nên bỏ, loại nào nên giữ lại:
2 loại bọt nên bỏ
1. Ninh xương, luộc thịt bỏ phần bọt khí đầu tiên xuất hiện
Phần bọt khí đầu tiên xuất hiện trong nước hầm xương hoặc nước luộc thịt được hình thành từ phần máu thừa, cặn và protein trong thịt bị phân giải khi ở nhiệt độ cao. Lớp bọt này khiến món ăn có mùi tanh, hôi khó chịu, làm đục nước dùng nên cần được loại bỏ.
2. Bọt khi luộc tôm
Khi luộc chín, tôm sẽ chuyển sang màu đỏ do có chứa một hoạt chất là Astaxanthin, tính ổn định mạnh, sẽ bị tách ra khỏi protein trong tôm khi gặp nhiệt độ cao.
Khi luộc tôm, chúng ta cũng thấy có xuất hiện một lớp bọt, là máu nội tạng và một số tạp chất ở vỏ tôm và đầu tôm. Vậy, khi luộc tôm thấy lớp bọt này bạn nên hớt bỏ đi.
3 loại bọt nên giữ lại
1. Bọt sữa đậu nành
Thành phần chính của lớp bọt xuất hiện khi bạn nấu sữa đậu nành chính là Saponin, một chất có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như điều hòa chuyển hóa lipid, giảm cholesterol, kháng khuẩn, chống khối u, chống huyết khối, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch. Vì vậy, lớp bọt của sữa đậu nành rất tốt, đừng hớt bỏ nhé.
2. Bọt khi đun trà
Thành phần chính của trà là saponin có khả năng tạo bọt mạnh. Theo nghiên cứu, saponin trong trà rất tốt, có thể có tác dụng kháng khuẩn và có thể ức chế sự hấp thụ chất béo. Tuy nhiên, lượng saponin trong bọt trà không cao nên đương nhiên, bạn cũng không cần bỏ phần bọt này.
3. Bọt cà phê, bọt nước ép trái cây/rau củBọt trong nước ép trái cây
Bọt tạo ra khi ép trái cây và rau củ cũng giống như bọt trong cà phê là chất dinh dưỡng, không gây hại cho sức khỏe nên đừng lo lắng khi thấy chúng xuất hiện nhé.
Tác giả: Dương Ngọc
-
7 sai lầm cơ bản khi sử dụng nồi inox
-
Nếu bạn không muốn bị muỗi đốt, đừng mặc 4 màu sắc này khi ra ngoài
-
Trong nhà có quần áo giày dép da bị nấm mốc, dùng cách này khử mốc, sạch như mới không tốn tiền ra tiệm
-
Cách lột vỏ tôm sống nhanh, không làm nát thịt
-
7 món ăn giải rượu hiệu quả, hạn chế tác hại, tăng tốc độ phục hồi cho quý ông mùa Tết