Đồ uống quá nóng
Nhiều người nghĩ rằng, uống đồ nóng sẽ tốt hơn so với nước lạnh. Tuy nhiên, đó không phải là sự thật. Thực tế, niêm mạc thực quản của chúng ta rất mỏng manh và dễ vỡ. Uống nước nóng có thể làm tổn thương chúng.
Khi bị kích thích nhiều lần (uống nước nóng trong thời gian dài), các tế bào niêm mạc sẽ tăng sinh, dày lên để chống lại sự "tấn công" của nước nóng, khiến chúng càng ngày càng ít nhạy cảm. Sự phát triển bất thường của các tế bào lâu dần sẽ dẫn tới ung thư.
Nước nóng và đồ ăn nóng trên 65 độ C có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư.Nước nóng và đồ ăn nóng trên 65 độ C có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư.Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nước nóng trên 65 độ C làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp đồ uống nóng trên 65 độ C vào nhóm chất gây ung thư loại 2A.
Vượt quá ngưỡng 65 độ C, dù là nước lọc thông thường, trà, sữa, cà phê hay thực phẩm nóng đều có nguy cơ gây ra ung thư thực quản.
Không những thế, những loại thực phẩm nóng có thể làm hỏng tế bào màng nhầy của miệng và dạ dày. Do đó, chúng ta nên làm nguội bớt thực phẩm trước khi ăn uống.
Rượu, đồ uống có cồn
Theo các nghiên cứu khoa học, rượu và chất chuyển hóa acetaldehyd có thể khiến các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh bị đột biến vĩnh viễn, không thể khắc phục. Điều này làm gia tăng nguy cơ ung thư trong cơ thể.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê acetaldehyd (có liên quan đến việc uống rượu) vào nhóm 120 chất gây ung thư hàng đầu.
Đồ uống có cồn được xếp vào nhóm 120 chất gây ung thư hàng đầu.Đồ uống có cồn được xếp vào nhóm 120 chất gây ung thư hàng đầu.Theo quy định của WHO, một đơn vị cồn bằng 10g cồn nguyên chất. Mức này tương đương với 3/4 chai bia 330ml (nồng độ 5%), một ly rượu vang 100 ml (nồng độ 13,5%), một cốc bia hơi 330 ml, hoặc một chén rượu mạnh 30ml (nồng độ 40%).
Khi uống quá chén, sức thải qua gan của cơ thể sẽ hạn chế rất nhiều. Gan càng làm việc nhiều, nguy cơ ung thư gan, xơ gan càng tăng.
Uống rượu làm tăng acetaldehyde trong nước bọt, làm tổn thương ADN ở các tế bào niêm mạc miệng, họng, thực quản và đường hô hấp trên. Do đó, việc thường xuyên uống rượu có thể dẫn đến ung thư thực quản, ung thư miệng, đồng thời còn gây ra ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, sử dụng rượu còn có thể làm tăng nồng độ estrogen - hormone quan trọng trong việc phát triển nhu mô tuyến vú. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư vú.
Một số người cho rằng rượu vang đó có lợi cho sức khỏe do có chứa lượng chất chống oxy hóa cao. Tuy nhiên, nó vẫn chứa ethanol. Chất này chính là tác nhân gây ung thư trong các đồ uống có cồn. Các chuyên gia y tế đưa ra khuyến nghị, phụ nữ không nên uống qua 1 ly rượu vang/ngày. Con số này đối với nam giới là 2 ly.
Tác giả: Min Min
-
Nhiều người quen vắt chanh vào tô phở nóng, chuyên gia lắc đầu: Sai bét!
-
Bộ phận "độc nhất vô nhị" của con lợn, có thể chữa bệnh: Muốn mua phải đi chợ thật sớm
-
Đau xương khớp lâu năm cứ lấy đu đủ xanh làm theo cách này: Giảm đau nhanh chóng, nhiều người áp dụng thành công
-
BS Nhật Bản có mạch máu trẻ hơn 13 tuổi so với tuổi thực: Bí quyết nhờ 2 thực phẩm quen thuộc
-
Mật ong ngâm với thứ này thành thuốc bổ thượng hạng: Chị em chăm dùng để luôn trẻ khỏe, U60 da vẫn căng đẹp