"Nếu con không nghe lời, người xấu sẽ đến bắt con đi"
Nhiều phụ huynh nói câu này với mong muốn con sẽ nghe lời hơn. Tuy nhiên, những từ ngữ như "kẻ xấu đến bắt đi" hoặc tương tự như vậy chỉ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, nhút nhát hơn.
Trẻ nhỏ có trí tưởng tượng rất phong phú. Khi nghe những câu nói mang tính chất dọa nạt, trẻ sẽ liên tưởng và hình dung những hình ảnh đó trong đầu. Lâu dần, lời đe dọa sẽ khiến trẻ sợ hãi, thích ở trong phòng một mình. Việc này sẽ khiến trẻ gặp trở ngại khi học những kỹ năng mới do trong lòng luôn có cảm xúc sợ hãi.
"Không được, tại sao con lại ngốc đến vậy"
Không một đứa trẻ nào vừa sinh ra đã có thể thực hiện thành thạo các việc theo ý muốn của cha mẹ. Trẻ cần một thời gian dài để học tập về thế giới xung quanh. Khi mới bắt đầu, trẻ có thể sẽ vụng về, làm không thành công. Ví dụ như khi trẻ rót nước làm rớt ra ngoài, cài cúc áo lộn xộn... cha mẹ không nên nói với con những câu như sao con ngốc thế, việc đơn giản như vậy mà cũng không làm được...
Trẻ nhận được những lời đánh giá như vậy sẽ cảm thấy bản thân kém cỏi, không có khả năng làm được việc gì. Về lâu dài, bé sẽ càng trở nên mặc cảm về bản thân.
Khi bắt đầu một việc gì mới, trẻ chưa làm đã mặc định trong đầu mình không có năng lực, không thể hoàn thành công việc được giao. Một đứa trẻ như vậy sẽ càng ngày càng rụt rè, ngại thử sức.
"Sao không học hỏi con nhà người ta"
Mỗi đứa trẻ sinh ra có một tính cách, một năng lực, điểm mạnh và điểm yếu riêng. Cha mẹ thường đem con mình so sánh với "con người ta" để lấy đó làm động lực cho bé phát triển. Tuy nhiên, đây là một biện pháp giáo dục không mang lại hiệu quả tốt.
Phụ huynh chỉ mong muốn con mình tốt lên nhưng lại vô tình khơi dậy sự xấu hổ, lòng tự ti của trẻ. Việc so sánh nhiều sẽ khiến trẻ không tự tin về bản thân, mặc cảm với người khác và ngày càng khép mình, rụt rè hơn. Tốt hơn hết, cha mẹ nên hạn chế so sánh con mình với nhưng đứa trẻ xung quanh.
Sự rụt rè ảnh hưởng đến tương lai của trẻ như thế nào?
Khó giao lưu, mở rộng quan hệ xã hội
Trẻ cần hòa nhập vào các nhóm để học nhiều kỹ năng xã hội, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, vì tính cách nhút nhát, ngại giao tiếp, trẻ sẽ không thể trao đổi với mọi người. Những đứa trẻ rụt rè thường có ít bạn bè và hình thành tính cách thu mình.
Dễ bị bắt nạt
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng những đứa trẻ bị bắt nạt thường có tính cách nhút nhát, ít bạn bè. Khi bị ức hiếp, trẻ không dám phản kháng, không dám lên tiếng.
Trong khi đó, những đứa trẻ hướng ngoại thường vui vẻ và khó bị bắt nạt hơn. Chúng mạnh dạn, tự tin, biết cách bảo vệ bản thân và tìm sự giúp đỡ khi cần thiết.
Không dám thể hiện mình
Trẻ nhút nhát sẽ không dám thể hiện bản thân ở bất cứ môi trường nào. Trong tập thể, trẻ khó xây dựng lòng tin khi không được mọi người chú ý. Khi bước ra ngoài xã hội và tham gia vào các công việc khác nhau, người nhút nhát thường không được trọng dụng và khó thăng tiến.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Trẻ ngủ với ông bà và ngủ với cha mẹ có sự khác biệt lớn trong tương lai, phụ huynh nhất định phải biết
-
Trẻ có 2 xoáy có thông minh hơn người? Chuyên gia lý giải và chỉ ra 4 dấu hiệu của một thiên tài
-
Liệu có nên cho trẻ tiền tiêu vặt khi đến trường hay không, câu hỏi khiến cha mẹ ai cũng đau đầu
-
15 mẹo hay giúp chữa bệnh vặt cho trẻ, cha mẹ cần lưu ngay vào sổ
-
Cha mẹ thông minh sẽ thường xuyên hỏi con 4 câu hỏi này trước khi đi ngủ