Uống không đủ nước
Nhiều người lười uống nước và chỉ đợi tới khi "khát khô cả cổ" mới chịu uống. Việc này khiến cơ thể không nạp đủ nước, các hoạt động chuyển hóa chất bị ảnh hưởng, chất thải không được đào thải ra bên ngoài một cách tốt nhất từ đó làm tổn hại đến các cơ quan nội tạng.
Ngoài ra, uống ít nước còn dẫn tới nồng độ nước tiểu cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, viêm thận.
Uống quá nhiều nước
Uống ít nước không tốt cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều cũng không đem lại lợi ích.
Khi uống quá nhiều nước, thận phải làm việc nhiều hơn, lâu dài làm ảnh hưởng tới chức năng thận.
Thường xuyên dùng các loại đồ uống khác thay nước lọc
Nhiều người có thói quen sử dụng các loại đồ uống có gas, nước hoa quả, trà, cà phê thay cho nước lọc. Tuy nhiên, thận không thích điều này. Bởi các loại nước trên chứa nhiều đường, phốt pho sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài. Từ đó dẫn tới hiện tượng sỏi thận.
Thường xuyên uống đồ ngọt có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, gây ra bệnh gout, tăng huyết áp, tiểu đường.
Uống nước như thế nào để tốt cho cơ thể?
Một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ thải ra khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày thông qua việc đi tiểu, thở, đại tiện và bốc hơi qua da.
Do đó, chuyên gia khuyến nghị, ngoài việc nạp 1 lít nước từ các loại thực phẩm, bạn nên uống thêm khoảng 1,7 lít nước mỗi ngày.
Bạn nên uống từng ngụm nước nhỏ, uống từ từ, mỗi lần khoảng 200ml.
Nên uống nước ấm bởi loại này không gây kích ứng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn so với nước lạnh. Một cốc nước ấm buổi sáng giúp giảm sưng đau cổ họng, nhu động ruột tốt hơn, lợi cho tiêu hóa, cải thiện lưu thông máu và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cách ăn mộc nhĩ gây ngộ độc, tổn thương gan mà nhiều bà nội trợ vô tình phạm phải
-
4 thói quen nấu nướng tai hại, sinh ra nhiều chất gây ung thư mà nhiều nhà mắc phải
-
Sữa đậu nành "ngon - bổ - rẻ" nhưng có 6 kiểu người không nên uống dù chỉ một ngụm
-
5 loại thực phẩm ngon miệng nhưng làm mỡ bụng tăng vù vù
-
"Đại kị" khi ăn tỏi, chớ dại làm sai kẻo hối không kịp