Tùng la hán
Nếu chú ý, bạn sẽ thấy rất nhiều người trồng cây tùng la hán trong các chậu nhỏ và đặt ở phòng khách, trước cửa nhà hoặc bàn làm việc. Loại cây này giúp xua đuổi tà ma, thu hút tài lộc và những điềm lành vào cửa. Một trong những nét đặc biệt của tùng la hán là sức sống bền bỉ, chịu được mọi thời tiết khắc nghiệt và lúc nào cũng xanh tươi. Vì thế, cây cảnh này tượng trưng cho tinh thần bất khuất, sự phát triển không ngừng và khả năng chống chọi với mọi khó khăn của cuộc sống.
Nếu “phải lòng" tùng la hán, bạn không nên tốn tiền mua cây mà có thể sử dụng phương pháp giâm cành nhân giống. Đầu tiên, cần chọn những cây khoẻ mạnh, sau đó cắt thành các cành dài khoảng 10 đến 15cm, có từ 2 đến 3 mắt. Đặc biệt, nên cắt bỏ những lá phía trước và chỉ để lại khoảng 2-3 lá phía trên. Trước khi mang đi giâm cành, nên cho thêm một chút bột kích rễ vào rồi cắm xuống đất tơi xốp, thoáng khí và tưới nước đầy đủ là được. Sau khoảng 1 đến 2 tháng, cây tùng la hán sẽ bắt đầu lên chồi mới.
Cây mộc hương
Ngoài tên gọi mộc hương, loại cây này còn được biết đến với cái tên khác là quế hoa. Đây là cây cảnh có hoa nở quanh năm và toả mùi thơm thoang thoảng, dịu dàng. Vào mùa thu, bạn sẽ thấy bất ngờ khi cây mộc hương nở rộ với những chùm hoa vàng, trắng nhẹ bắt mắt.
Không chỉ có mùi thơm “lay động lòng người”, giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, thư giãn tinh thần, mộc hương còn có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả. Đặc biệt, nhiều người còn sử dụng mộc hương để làm bánh, ủ rượu, làm trà hoặc chế biến các món ăn ngon, lạ miệng…
Trong phong thuỷ, đây là cây cảnh giúp gia chủ xua đuổi vận xui, rước tài lộc, may mắn vào cửa. Vì là cây có tuổi thọ cao nên mộc hương còn đại diện cho sự trường thọ và sức khoẻ dồi dào. Đay là cây cảnh dễ trồng, dễ chăm nên bạn không cần tốn tiền mua về mà chỉ cần xin một cành nhỏ, mang về nhà giâm cành là được. Mộc hương là cây ưa ẩm nên bạn cần tưới nước thường xuyên trong quá trình chăm sóc để chúng phát triển mạnh mẽ hơn.
Cây bạch quả
Ngân hạnh, công tôn thụ… đều là những tên gọi khác của cây bạch quả, một loại cây thân gỗ và cao đến 20 - 35m trong môi trường tự nhiên. Ngoài ra, cây bạch quả còn có tán rộng, đẹp và nổi bật với những chiếc lá hình quạt dài từ 5 đến 10cm. Các gân lá của loại cây này thường toả nhiều phiến lá, mọc so le nhau, có màu xanh ngọc mùa hè và chuyển vàng khi trời sang thu.
Ngoài tác dụng làm cảnh, bạch quả còn được sử dụng nhiều trong y học. Chiết xuất từ quả của cây này được dùng để chữa bệnh Alzheimer, cải thiện khả năng lưu thông máu trong não, giảm chứng đau nửa đầu… Bên cạnh đó, đây còn là cây cảnh tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, sung túc, đủ đầy trong phong thuỷ. Có lẽ vì thế mà người ta trồng cây bạch quả nhiều trong vườn nhà, ngoài văn phòng với mong muốn thu hút năng lượng tích cực, sự giàu có, thịnh vượng. Bạn có thể dễ dàng tự “nhân giống" cây bạch quả bằng cách giâm cành trong dung dịch kích rễ rồi cắm vào bầu đất. Để khoảng 3 tuần đến 1 tháng là cây bén rễ và dần phát triển.
Tác giả: Minh Thu
-
Phong thủy phòng làm việc giúp bạn mau chóng lên sếp, bạn hãy chú ý những điều này
-
Thầy phong thủy mách 3 vị trí "vàng" nên đặt chậu hoa cây cảnh giúp gia đình hưng thịnh giàu có
-
3 loại cây trồng trước nhà ly tan lụi bại, nghèo không ngóc lên được; Trồng sau nhà giàu có 3 đời, cây gì?
-
Cổ nhân nói: "Trước nhà có cây âm gia đình khó thịnh, giàu rồi cũng lụi". Cây âm là gì, nhà bạn có không?
-
Cách dùng điện thoại để phát hiện camera ẩn trong phòng khách sạn nhà nghỉ, nhớ làm ngay khi nhận phòng, tránh thiệt thân