3 loại rau khiến đường huyết tăng vọt hơn ăn đồ ngọt, muốn kiểm soát tốt cần tuân theo 3 nguyên tắc

( PHUNUTODAY ) - Đừng cho rằng rau củ quả ăn bao nhiêu cũng được. Có 3 nhóm rau khiến đường huyết tăng rất cao, hơn cả ăn đồ ngọt.

Tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, biến chứng tiểu đường có thể gây tử vong. Khi bị tiểu đường, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống kiêng khem cũng cực kỳ quan trọng.

Có 3 nhóm rau củ nên cân nhắc khi ăn kẻo làm đường huyết tăng vọt

Các loại rau củ chứa nhiều tinh bột

Đa số mọi người nghĩ rằng các loại rau củ đều lành mạnh và tốt cho người tiểu đường. Tuy nhiên theo chuyên gia dinh dưỡng, các loại củ (thường được coi là một loại rau) như cà rốt, củ cải, bí, củ dền… thực tế lại chứa lượng carbs khá cao. Do đó, nếu ăn vào số lượng lớn có thể gây tăng đường huyết rất nhanh.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị tiểu đường nên hạn chế ăn các loại rau củ, chỉ nên ăn khoảng 64g/ngày. Khi ăn nên kết hợp với các loại thực phẩm chứ chất béo lành mạnh, hoặc protein để giảm phản ứng đường huyết.

Các loại quả họ đậu

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại quả họ đậu là nguồn cung cấp protein, chất xo, prebiotics và nhiều vi chất dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì là quả nên chúng chứa khá nhiều carbs. Nếu coi chúng như một loại rau và kết hợp trong bữa ăn chứa nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng khác thì khả năng đường huyết của bạn sẽ tăng đột biến.

Tốt nhất, người bị tiểu đường nên nghe theo tư vấn của bác sĩ để kết hợp thực phẩm rau của phù hợp, cân bằng dinh dưỡng.

Rau củ muối

Các loại rau của muối được lên men, chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu thời gian ngấm, muối quá lâu, các chất dinh dưỡng sẽ bị phá hủy, nhất là vitamin.

Đặc biệt, khi chế biến, các món ăn này thường được nêm nếm nhiều gia vị (đường, muối…). Chính điều này sẽ dẫn đến hiện tượng đường huyết tăng nhanh, có thể dẫn tới tình trạng kháng insulin, tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

3 điều cần làm để kiểm soát đường huyết

1, Kiểm soát chế độ ăn uống

Để để ổn định đường huyết bạn cần kiểm soát tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày, phân bổ hợp lý các chất bột đường, chất béo, chất đạm... để tránh rối loạn trao đổi đường glucoze. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày nên là ngũ cốc nguyên hạt (hạt kê, gạo đen, yến mạch…), rau xanh và trái cây ít ngọt như các loại rau lá, ổi, táo, củ đậu

2, Vận động thường xuyên

Vận động thường xuyên là chìa khóa của sức khỏe, không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Bạn nên lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể lúc và duy trì luyện tập đều đặn 3 -5 buổi/tuần.

3, Uống đủ nước lọc

Uống đủ nước rất quan trọng đối với sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra, nếu bạn uống quá ít nước thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Bởi vậy, bạn nên tạo thói quen uống nước đúng, đủ, đều đặn để thúc đẩy trao đổi chất, ổn định lượng đường trong máu.

Loại nước tốt nhất cho cơ thể là nước lọc. Không nên lạm dụng nước trái cây, các loại nước có đường.

Một số thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Cháo bột sắn: bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hòa với nước, cho vào cùng cháo. Dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường týp II, tiêu chảy mạn tính, khát nước miệng họng khô.

Cháo ý dĩ: ý dĩ nấu cháo, cho ăn thường ngày. Dùng cho các bệnh nhân đái tháo đường khát nhiều, uống nhiều.

Giá đỗ xào: giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Thực đơn này dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái tháo đường, đau mắt đỏ...

Cá diếc nướng tẩm trà: cá diếc 1 con; bỏ ruột không róc vảy, dùng lá chè bánh tẻ tươi bọc kín cá, lấy giấy bản hoặc giấy bạc gói lại, lùi nướng chín trong than trấu hoặc than củi. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Canh lá sen cá trạch: cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều; hoặc dùng cho các trường hợp đái tháo nhạt trong bệnh lý nội tiết.

Tụy lợn hầm củ mài: củ mài 60g, tụy lợn 1 cái. Củ mài, tụy lợn cùng thái lát, hầm nhừ, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Canh thịt dê, đậu hũ: phổi dê 1 lá, thịt dê 80g, đậu phụ 80g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Cũng dùng cho bệnh nhân đái nhiều.

Tác giả: Thạch Thảo