3 loại vỏ cực độc chớ dại ăn vào
Vỏ khoai tây: Trong thành phần của vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, chất này khi ăn vào rồi tích lũy trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ gây độc, chính vì vậy bạn không nên ăn vỏ khoai tây.
Vỏ khoai tây không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Nhưng nếu bạn ăn nhiều dễ gây tổn thương hệ tiêu hoá.
Đặc biệt, với những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh sẽ càng độc hại hơn, khi đó lượng chất độc được sản sinh trong khoai càng cao, do đó, tuyệt đối không nên ăn. Mặc dù việc gọt vỏ khoai có chút rắc rối nhưng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, tốt nhất bạn vẫn nên làm công việc này khi tiêu thụ khoai tây.
Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.
Vỏ khoai lang: Nhiều người nghĩ rằng vỏ khoai lang ăn được và tốt cho sức khỏe. Nhưng trên thực tế nếu bạn ăn vỏ khoai lang sẽ hại gan, điều này là do vỏ khoai lang chứa quá nhiều chất kiềm, ăn nhiều sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Nhất là với những củ khoai lang có dấu hiệu bị hà, có đốm nâu hoặc nâu đen, đồng nghĩa với việc củ khoai đã bị vi khuẩn đốm đen xâm nhập, sản sinh ra chất độc saponone và saponol dễ làm tổn thương gan, gây ngộ độc.
Vỏ quả hồng: Trong quả hồng còn non thành phần axit tannic tập trung chủ yếu ở phần thịt quả. Nhưng khi quả chín, axit tannic sẽ tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Nếu bạn ăn vào dễ gây hại dạ dày của bạn. Đồng thời, chất độc này khi xâm nhập vào dạ dày, sẽ tạo ra một hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
3 loại vỏ trái cây tốt cho sức khỏe
Táo: Theo như kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy vỏ táo có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Bởi trong vỏ táo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có thành phần tương đương thành phần các loại chất có thể chống ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết.
Nho: Trong thành phần dinh dưỡng của vỏ quả nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt nho và hạt nho, có thể giảm mỡ trong máu, chống huyết khối, chống bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Nhất là chất flavonoids trong vỏ nho tím có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt… Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng vỏ nho trong chế biến thực phẩm, dùng để điều trị lượng cholesterol quá cao, tiểu đường…
Vỏ dưa leo: Trong thành phần dinh dưỡng của vỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường. Vì vậy khi ăn dưa leo nên để cả vỏ.
Tác giả: Min Min
-
24t vẫn chưa có kinh nguyệt, cô gái lặng người khi nghe BS nói mình thiếu một bộ phận quan trọng của phụ nữ
-
5 triệu chứng xảy ra vào buổi sáng cảnh báo u ác hoặc suy gan nặng nề: Không đau nhưng khiến BS lắc đầu
-
Thịt luộc chín vẫn có màu hồng là do nguồn nước bẩn, ăn vào hại gan thận? Chuyên gia giải thích
-
2 cách dùng mật ong đơn giản, thải độc cơ thể cực tốt, giúp da trắng mịn, hồng hào
-
5 loại quả giúp da trắng bóc, bụng phẳng lỳ, ăn vào buổi tối càng hiệu quả