Cơm rượu nếp
Theo văn hóa của những người dân nước ta thì vào ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường sử dụng cơm rượu nếp là món ăn phổ biến trong mâm cúng ngày lễ giết sâu bọ ở miền Bắc. Đồng thời, theo tập tục của ông bà ta truyền lại thì vào ngày 5/5, rượu nếp sẽ được ăn đầu tiên vào sáng sớm, ngay khi vừa ngủ dậy. Vì người ta tin rằng những thức ăn có vị chua, chát sẽ loại bỏ được vi khuẩn và cơm rượu nếp là lựa chọn hàng đầu.
Món rượu nếp có thành phần chủ yếu của cơm rượu nếp là xôi còn nguyên hạt lên men hay còn gọi là "cái". Đồng thời, thì món ăn này được làm từ các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Đặc biệt, thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay dễ chịu tạo vị thanh thanh ngọt ngọt cay cay khiến người ăn vô cùng thích thú.
Bánh Tro
Bánh tro được làm từ gạo đã ngâm với nước tro được đốt từ củi các loại cây khô hoặc rơm, gói trong lá chuối rồi đem đi luộc hoặc hấp chín. Bánh thường có nhân đậu xanh hoặc không dùng nhân. Bánh được gói thành các hình dạng khác nhau, có nơi gói thuôn dài, có nơi thì gói thành hình chóp tam giác nhỏ nhắn.
Loại bánh này rất dễ ăn, dễ tiêu, có tác dụng giải nhiệt, thanh đạm, rất thích hợp để thưởng thức vào những ngày nóng bức của tháng 5 âm lịch. Bánh mềm dẻo, vị nhạt, tính mát, chấm với mật mía đem đến sự ngọt ngào, ngon miệng, hấp dẫn.
Thịt Vịt
Theo văn hóa truyền thống của người Việt Nam chúng ta thì trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch người dân thường chọn món thịt vịt để dâng bàn thờ Thần Tài hoặc bàn thờ Tổ Tiên. Đồng thời, đây cũng là món ăn được nhiều người yêu thích nhất là vào tháng 5 Âm làm mùa mà thịt vịt thường rất béo tốt nên đây chính là lúc mà những con vịt vừa thơm ngon vừa không hôi.
Chính vì vậy, người dân miền Bắc, miền Trung nước ta thường dâng lên Tổ Tiên hoặc Thần Tài món thịt vịt luộc, hoặc thịt vịt quay thơm ngon hấp dẫn này. Đồng thời, cũng là một món ăn để sau khi hạ lễ cả gia đình có thể quây quần bên nhau cùng hưởng những giờ phút sum vầy vui vẻ.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Tác giả: Min Min
-
Đàn ông thứ này to là đại phát, giàu có sung túc, 1 thứ nhỏ phá tướng phát tài
-
Muốn lư hương, đồ dùng bằng đồng sáng bóng như mới cứ rửa bằng thứ nước gia vị ngọt này
-
Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn trái cây chua và rượu nếp cay?
-
Người xưa nói cây sung trồng cùng 2 cây này thì phong thủy tốt, gia đình đủ phúc lộc thọ, đó là cây gì?
-
Tổ tiên có câu: "Đàn bà chân nhỏ, đàn ông tay to", họ là người như thế nào?