3 trường hợp viên chức đặc biệt được giữ 'biên chế suốt đời'
Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định viên chức tuyển dụng sau 1/7/2022 chỉ được ký hợp động làm việc xác định thời hạn.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được ký hợp đồng không xác định thời hạn hay còn gọi là "biên chế suốt đời", bao gồm:
- Viên chức tuyển dụng trước ngày 1/7/2020, đáp ứng các điều kiện theo quy định;
- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
- Người được tuyển dụng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
Bảng lương viên chức năm 2022 theo mức lương cơ sở
Theo quy định của Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/ tháng và Bảng 2 ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định về hệ số lương của cán bộ viên chức, bảng lương viên chức loại A được lập như sau:
Theo quy định của Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/ tháng và bảng 2 ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định về hệ số lương của cán bộ viên chức, bảng lương viên chức loại B, C được lập như sau:
Chế độ nâng lương viên chức
Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về chế độ nâng lương viên chức được thực hiện như sau:
- Trong các đơn vị sự nghiệp có sử dụng các chức danh cán bộ, viên chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 2 thì xếp lương đối với cán bộ, viên chức đó theo chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng quy định tại bảng 2.
Việc trả lương thực hiện theo quy định của đơn vị sự nghiệp mà cán bộ, viên chức đang làm việc.
- Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
- Hệ số lương của các chức danh nghề nghiệp viên chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
- Cán bộ, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:
+ Đối với cán bộ, viên chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.
+ Đối với cán bộ, viên chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
+ Đối với cán bộ, viên chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
- Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, viên chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng bảng 3, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với chức danh nghề nghiệp viên chức đó.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Khi nào người dân được giữ lại sổ hộ khẩu giấy?
-
Đóng BHXH 22 năm nghỉ hưu nhận mức lương là bao nhiêu?
-
Thẻ CCCD gắn chip và 12 thông tin quan trọng mà người dân nên biết để không mất tiền oan
-
Những ngành học lương cao "không bao giờ thất nghiệp" trong thời 4.0
-
Ăn cưới thuê kiếm tiền triệu, nghề lạ mà hot ở Hàn Quốc