4 bộ phận của lợn cực kỳ độc, tuyệt đối hạn chế ăn nếu không muốn bị ung thư

( PHUNUTODAY ) - Thịt lợn và các sản phẩm từ lợn là một trong những loại thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất. Gần như tất cả những bộ phận của lợn đều có thể trở thành món ăn. Nhưng liệu bạn có biết 4 bộ phần này của lợn cực kỳ độc, tuyệt đối bạn nên tránh xa nếu không muốn rước bệnh vào người.

1. Gan lợn

Dân gian ta thường có câu "Thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan" đã cho thấy ngay từ xa xưa cha ông ta đã khuyến cáo chuyện ăn gan lợn không tốt cho sức khỏe. Trong gan lợn chứa rất nhiều cholesterol và kim loại nặng. Là một cơ quan thải độc của cơ thể, trong quá trình đó, gan sẽ vô tình giữ lại nhiều chất độc hại tồn dư như chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi, kim loại nặng... Đặc biệt là những con lợn không khỏe, mắc bệnh thì lại càng chứa nhiều độc tố và virut gây bệnh. Gan lợn cũng là nơi trú ngụ của hàng loạt ký sinh trùng, điển hình trong đó là sán lá gan. Nếu chế biến và đun nấu không đảm bảo chín kĩ, hợp vệ sinh, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh nguy hiểm cho con người. 

Những người già yếu hay mắc các bệnh về tim mạch nên hạn chế ăn gan lợn, nếu không sẽ dễ dàng nạp các chất độc hại vào cơ thể. Vì trong gan chứa nhiều cholesterol nếu tích tụ quá nhiều có thể gây hại cho tim mạch. Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn quá nhiều, vì trong gan chứa nhiều Vitamin A, nếu tích tụ nhiều có thể gây chóng mặt, buồn nôn hay thậm chí gây tổn thương và làm biến dạng thai nhi. 

Tuy nhiên, ăn gan lợn không hoàn toàn là không tốt vì gan có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Trong gan chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, vitamin A, các loại men cùng chất sắt rất có lợi cho cơ thể. Việc cho trẻ ăn gan lợn sẽ giúp trẻ tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng đồng thời hạn chế các bệnh về mắt, giúp bé có đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Ngoài ra, trong gan còn có nhiều sắt nên khi ăn sẽ giúp làm giảm và ngăn nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Với những lợi ích như vậy, bạn vẫn có thể ăn gan lợn nhưng cần chú ý các lưu ý đã nêu trên và khi nấu nên đảm bảo chín kỹ, tránh nấu với các loại rau củ giàu vitamin C như giá đỗ, rau cần, cà rốt, cải xoăn… vì sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng của các loại rau củ này.

2. Phổi lợn

Phổi là cơ quan hô hấp của lợn, là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Bên cạnh đó, lợn có thói quen hít thở sát mặt đất nên hàng ngày sẽ có một lượng lớn bụi bẩn và các kim loại nặng, thậm chí là virus gây bệnh tồn tại trong phổi. Theo một một kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 60% thành phần độc tố trong thức ăn chăn nuôi, các chất tạo nạc trong quá trình nuôi nhốt tồn tại trong phổi lợn. Do đó, nếu ăn phổi lợn mà không biết sơ chế đúng cách thì rất dễ bị ngộ độc.

Hiện nay, môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, có lẫn nhiều kim loại nặng, mà môi trường sống của lợn cũng không mấy sạch sẽ, có thể hít nhiều loại kim loại nặng hơn. Nếu con người ăn phải, các kim loại nặng này sẽ trở thành chất gây ung thư, hay nói cách khác là khiến cơ thể con người thành môi trường tế bào ung thư hoạt động. Nếu bạn thường xuyên ăn phổi lợn thì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.

Lợi ít hại nhiều, tốt nhất bạn nên ăn ít phổi lợn để tránh tạo môi trường thuận lợi cho tế bào ung thư hoạt động, phát triển và gây ra những tác hại không đáng có cho cơ thể. Tuy nhiên, phổi lợn cũng sẽ đem lại những lợi ích nhất định cho cơ thể. Nhưng tuyệt đối, khi ăn bạn nên xử lý phổi lợn thật sạch sẽ, nấu chín kĩ và không nên ăn quá nhiều.

3. Óc lợn

Trong óc lợn có chứa hàm lượng colesterol rất cao, có thể gây nên xơ vữa động mạch ở người lớn nếu như ăn quá nhiều, gây tăng huyết áp, nếu người đau đầu ăn càng nhiều óc lợn thì sẽ khiến cho tình trạng này diễn biến ngày càng nặng hơn. Đối với những người béo phì, khi ăn óc lợn còn khiến cho các màng tế bào của thành mạch máu trở nên mong manh. Nguy hiểm hơn là màng tế bào này có thể bị vỡ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 

Có rất nhiều cha mẹ tin rằng cho trẻ ăn óc lợn sẽ giúp trẻ trở nên thông minh hơn, nhưng trên thực tế nó lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại, còn có thể gây hại nếu cho trẻ ăn quá thường xuyên. Vì trong óc lợn chứa ít chất sắt nên nếu trẻ chỉ ăn đơn thuần trong thời gian dài sẽ dễ bị thiếu máu, thiếu sắt. Tương tự, óc heo không có chứa vitamin A nên nếu không kết hợp với thực phẩm khác thì trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và chậm tăng trưởng...

Nếu bạn vẫn muốn ăn óc lợn thì cần chú ý khi chế biến làm sạch bằng cách bóc màng gân máu, rửa sạch lại rồi mới chế biến. Khi nấu, bạn không nên cho nhiều nước, tốt nhất là chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm, vì nếu nấu nhiều nước và nấu chín kỹ thì sẽ làm giảm một lượng lớn phospholipid có trong óc. 

4. Tiết lợn

Trong gan lợn chứa rất nhiều sắt, mà cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong một khoảng thời gian ngắn, thậm chí nếu lượng sắt quá nhiều có thể bị ngộ độc, nôn mửa, đau dạ dày và các tình trạng có hại cho sức khỏe. Việc ăn tiết chín có thể đem lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe nhưng rất nhiều người lại có sở thích ăn tiết canh. Nếu ăn tiết canh lợn mà không được chế biến kỹ thì có thể gây nên nhiều mầm bệnh nguy hiểm từ những loại động vật gây bệnh.

Các bác sĩ khẳng định nếu ăn tiết canh sống từ những loài động vật bị nhiễm giun sán, liên cầu lợn, viêm não mô cầu, bệnh đường tiêu hóa thì nguy cơ tử vong rất cao. Khi ăn tiết canh, bạn có thể bị nhiễm các loại bệnh như bệnh giun xoắn, bệnh liên cầu lợn hay bệnh sán lợn gạo... vô cùng nguy hiểm.

Việc ăn tiết lợn có thể đem lại một số lợi ích như ngăn ngừa bệnh thiếu máu, khối u ác tính, trì hoãn lão hóa và có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều, một tuần chỉ nên ăn từ 1-2 lần, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tác giả: Minh Hằng