Gan lợn
Gan lợn chứa nhiều các chất dinh dưỡng như cholesterol và kim loại nặng. Tuy nhiên, nếu thấy bộ phận này giàu dưỡng chất như thế mà ăn thường xuyên thì quả là một sai lầm cực lớn. Vì không chỉ riêng gan lợn mà hầu hết các loại gan động vật đều không nên ăn nhiều. Lí do là bởi gan chịu trách nhiệm thải độc cho cơ thể, do đó nó thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại. Nó không chỉ là chất độc hay vi khuẩn thông thường mà còn có thể là kim loại nặng, về lâu dài dễ tăng nguy cơ ung thư nội tạng. Nếu ăn gan, những người già yếu hay mắc bệnh tim mạch sẽ dễ dàng nạp thêm chất độc hại vào cơ thể.
Tiết lợn
Trong những thực phẩm có tác dụng bổ sung sắt và bổ máu thì tiết lợn đứng đầu bảng lựa chọn. Chỉ cần con lợn khỏe mạnh, sản phẩm từ tiết được chế biến an toàn là có thể dùng được.
Nhưng nếu như bạn không cẩn thận mà mua phải lợn chết, lợn bệnh hoặc tiết lợn không còn tươi mới thì đó lại là một vấn đề khác.
Lòng lợn
Ăn lòng lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe.
Chỉ có điều khi ăn món này có thể chúng ta quên mất một điều rằng, lòng lợn (ruột già) là nơi chứa chất cặn bã của thức ăn sau tiêu hóa thải ra (mà ta gọi là phân). Lòng lợn là nơi các vi sinh vật sinh sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều kí sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh… Do đó, mẹ chớ nên cho con nếm món này.
Mỡ lợn
Mỡ của động vật nói chung là các axit béo bão hòa. Người già, người bị béo phì khi ăn mỡ lợn sẽ bị khó hấp thụ do men tiêu hóa mỡ trong cơ quan tiêu hóa đã bị giảm nhiều. Thậm chí mỡ lợn còn làm tăng cholesterol máu gây nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe.
Phổi lợn
Phổi lợn có rất nhiều phế nang, là nơi dễ dàng tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Lợn có thói quen hít thở sát mặt đất, nên lượng bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày cực lớn. Khi ăn bộ phận này, chúng ta rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Tất nhiên là việc chế biến sạch sẽ kèm sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng không nên ăn nhiều. Người già, người mắc bệnh mãn tính không nên ăn phổi lợn.
Óc lợn
Nhiều mẹ thường có quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên thường mua óc lợn ép con ăn, nhưng kỳ thực óc lợn không hề có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não như đồn đại. Trái lại ăn nhiều óc lợn còn khiến cho trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…
Bì lợn
Protetin ở bì lợn chủ yếu được cấu tạo từ collagen và galetin. Chúng có vai trò làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, nhất là các bộ phận xương, sụn, da và các tổ chức liên kết trong cơ thể. Nhưng đây là loại protetin rất khó tiêu và hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, lại có nhiều rủi ro như ăn phải bóng bì bẩn.
Tác hại khi cho trẻ ăn quá nhiều óc lợn:
Hàm lượng chất đạm của óc chỉ bằng một nửa gan, của tủy chỉ bằng 1/9 gan. So với thịt cá, nó chứa lượng đạm thấp, nghèo sắt và ít vitamin. Khi trẻ ăn óc heo thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ dư thừa chất cholesterol, nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ.
Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân - béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ.