1. Nói chuyện chậm một chút
Một số người thường có thói quen nói chuyện thao thao bất tuyệt, nói nhanh và thẳng đến mức người nghe cảm thấy chán ghét. Kỳ thực, khi chúng ta nói chuyện nên nói chậm một chút.
Như thế chúng ta sẽ kiểm soát được lời nói của mình, dễ dàng biết được bản thân mình đang nói gì, đồng thời cảm nhận được thái độ tiếp thu của người nghe.
Chính điều này giúp chúng ta có thể điều chỉnh được nội dung, chủ đề và âm thanh của lời nói, làm cho người nghe không bị rơi vào cảnh khó xử, bất tiện, thậm chí là hổ thẹn.
2. Hạn chế ngữ khí phê bình
Chỉ ra sai trái, lỗi lầm của người khác là điều nên làm. Nhưng điều này cũng cần phải ở vào thời điểm, hoàn cảnh thích hợp thì người nghe mới dễ dàng tiếp thu hơn.
Trong cuộc sống, một số người hễ gặp người khác là thường hay nhìn đến những mặt tiêu cực, mặt chưa hoàn thiện của họ để chỉ trích, phê bình một cách quá thẳng. Điều này kỳ thực là không nên.
Trong khi nói chuyện, chúng ta cố gắng hạn chế nói chuyện với người khác bằng giọng điệu hạ thấp, chỉ trích và mang tính dạy dỗ. Bởi vì cách nói đó sẽ khiến đối phương cảm thấy rất không thoải mái.
Khi nhắc nhở người khác, chúng ta có thể cân nhắc dùng những câu nói đùa hài hước, sẽ khiến cho người nghe không cảm thấy cứng nhắc, có thể vui vẻ chấp nhận và tăng thêm thiện chí với chúng ta.
3. Khi cần im lặng thì nên im lặng
Trong cuộc sống, người trầm tĩnh im lặng thì có sức mạnh và chiều sâu hơn nhiều những ai “Thao thao bất tuyệt”.
Rất nhiều khi, im lặng lại có sức mạnh hơn ngàn lời nói. Khi nhận thấy đối phương sai lầm, nói nhiều lời chỉ trích có thể dẫn đến phản tác dụng, thậm chí đẩy đối phương đến đường cùng.
Cổ ngữ nói: “Trượt chân còn có thể đứng dậy đi tiếp, chứ lời nói lỡ thì rất khó vãn hồi”. Cho nên, nói lời không phù hợp, không nên nói, thì không bằng im lặng.
4. Không đặt mình làm trung tâm
Không ít người khi nói điều gì cũng lấy mình làm trung tâm, rồi đánh giá nhận định người khác. Những người như vậy thường xuất phát từ việc thỏa mãn dục vọng và tư lợi của bản thân mà nói những lời cứng nhắc để đối phương nghe theo, chứ không phải vì để góp ý muốn đối phương tốt hơn.
Tác giả: Dương Ngọc
-
4 kiểu tư duy khiến bạn mãi vẫn nghèo
-
4 cảnh giới cao nhất giúp bạn nhìn thấu cuộc đời của mình
-
Cách sống tốt nhất ở tuổi trung niên là suy nghĩ cởi mở và biết buông bỏ sẽ hạnh phúc hơn
-
Về già đừng trông mong vào con cái, 3 điều này chính là cách sống tốt nhất
-
Tại sao người xưa nói: “Một tiếng thở dài hơn nghèo 3 năm”? Làm sao để cải thiện vận khí ngày càng tốt hơn?