4 dấu hiệu khi đi vệ sinh cảnh báo polyp ruột – Đừng chủ quan kẻo phát hiện ở giai đoạn cuối

( PHUNUTODAY ) - Đây là dấu hiệu quan trọng cảnh báo có polyp trong ruột, chớ nên lơ là, không để tâm nhé!

Vì sao polyp dễ hình thành trong đường ruột?

Polyp đại tràng là những khối u nhỏ bất thường mọc nhô lên trên bề mặt niêm mạc ruột. Mặc dù ban đầu là lành tính, nhưng khoảng 85% các ca ung thư đại trực tràng đều phát triển từ các polyp này. Một polyp có thể mất từ 5–10 năm để biến đổi thành ung thư, vì vậy việc phát hiện sớm là cực kỳ quan trọng.

Theo bác sĩ Lưu Tư Đức – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nam Phương (Trung Quốc), nguyên nhân hình thành polyp vẫn chưa được xác định hoàn toàn rõ ràng, song có nhiều yếu tố nguy cơ có thể góp phần thúc đẩy quá trình này:

Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ xuất hiện polyp càng cao do niêm mạc ruột bị lão hóa và giảm khả năng tự phục hồi tổn thương tế bào.

Càng lớn tuổi, nguy cơ xuất hiện polyp càng cao do niêm mạc ruột bị lão hóa và giảm khả năng tự phục hồi tổn thương tế bào.

Chế độ ăn uống: Thói quen ăn nhiều chất béo, thịt đỏ và ít chất xơ là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Người có khẩu phần chất béo vượt quá 40% có nguy cơ mắc polyp cao hơn đáng kể.

Viêm ruột mãn tính: Những bệnh như viêm đại tràng mãn tính, viêm loét đại tràng hay Crohn khiến niêm mạc ruột bị kích ứng lâu dài, dễ dẫn đến sự phát triển của polyp.

Yếu tố di truyền: Có khoảng 10–27% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có người thân từng mắc bệnh. Nếu gia đình có người từng bị polyp tuyến, nguy cơ di truyền là rất đáng kể.

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Sự rối loạn giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột cũng có thể gây viêm âm ỉ, tạo môi trường thuận lợi cho polyp hình thành.

4 dấu hiệu cảnh báo có thể là polyp đại tràng khi đi vệ sinh

Nếu bạn gặp những triệu chứng dưới đây khi đại tiện, đừng chủ quan vì đó có thể là cảnh báo sớm của polyp đại tràng:

Đi ngoài ra máu:Đây là dấu hiệu phổ biến nhất. Máu có thể dính vào phân với màu đỏ sẫm, hoặc chỉ phát hiện được qua xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

Polyp sa ra ngoài hậu môn:Một số polyp có cuống và nằm gần trực tràng có thể bị đẩy ra ngoài khi đi đại tiện. Chúng thường có màu đỏ tươi, mềm và có thể tự rút lại sau đó.

Nếu bạn gặp những triệu chứng dưới đây khi đại tiện, đừng chủ quan vì đó có thể là cảnh báo sớm của polyp đại tràng.

Thay đổi thói quen đại tiện:Polyp lớn hoặc nằm ở vị trí dễ gây cản trở có thể khiến bạn bị táo bón, tiêu chảy kéo dài, hoặc xen kẽ cả hai. Cảm giác mót rặn thường xuyên cũng là dấu hiệu cần lưu ý.

Đau bụng:Khi ruột co bóp mạnh và va chạm với polyp, bạn có thể cảm thấy đau bụng từng cơn, sau đó dịu đi khi nhu động ruột giảm.

Phát hiện polyp đại tràng – Cần làm gì ngay?

Khi nội soi phát hiện polyp trong đường ruột, điều đầu tiên và quan trọng nhất là cắt bỏ càng sớm càng tốt. Việc can thiệp kịp thời có thể ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành ung thư đại trực tràng – một căn bệnh âm thầm, thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu.

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Lancet Gastroenterology & Hepatology với quy mô hơn 100.000 người tham gia đã chỉ ra rằng: mọi loại polyp, dù nhỏ, đều tiềm ẩn khả năng trở thành ung thư nếu không được theo dõi và xử lý đúng cách.

Khuyến cáo từ chuyên gia:

Người bình thường nên nội soi đại tràng định kỳ mỗi 5 năm, bắt đầu từ tuổi 50.

Với người từng phát hiện polyp, nên kiểm tra lại sau mỗi 3 năm để theo dõi sát sao.

Hai loại polyp có nguy cơ ác tính gần như 100%, cần được loại bỏ ngay khi phát hiện:

Polyp tuyến (Adenomatous polyps)

Polyp di truyền (Familial polyposis)

Tác giả: Bảo Ninh