3 chỉ số là “ngòi nổ” của mạch máu
Huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ và nhồi máu não. Nó làm hỏng thành mạch, khiến mạch máu giòn, dễ nứt vỡ hoặc hình thành cục máu đông. Huyết áp lý tưởng nên giữ ở khoảng 120/80 mmHg. Nếu thường xuyên trên 140/90 mmHg, cần được kiểm soát kịp thời.
Lipid máu: Cholesterol và triglyceride cao khiến mạch máu bị thu hẹp do mảng bám tích tụ. Khi các mảng này bong ra có thể gây tắc mạch, dẫn đến đột quỵ.
Đường huyết: Đường huyết cao gây tổn thương lớp lót trong mạch máu, thúc đẩy xơ vữa và tăng nguy cơ nhồi máu não. Cả người bị và chưa bị tiểu đường đều cần kiểm soát đường huyết ổn định.

1 căn bệnh không thể xem nhẹ
Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến với đặc điểm là nhịp tim nhanh và không đều. Khi xảy ra rung nhĩ, tâm nhĩ không thể co bóp hiệu quả, khiến máu bị ứ đọng và dễ hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông này theo dòng máu lên não, nó có thể gây nhồi máu não nghiêm trọng.
Theo thống kê, người mắc rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Vì vậy, điều trị rung nhĩ kèm theo liệu pháp chống đông máu là cực kỳ cần thiết để ngăn chặn hình thành huyết khối nguy hiểm.
6 thói quen tưởng vô hại nhưng dễ kích hoạt "công tắc tử thần"
Ăn quá mặn: Tiêu thụ hơn 6g muối/ngày làm huyết áp tăng âm thầm, khó kiểm soát.
Hút thuốc & uống rượu: Nicotine làm co mạch, còn rượu khiến máu đặc lại – cả hai đều tăng nguy cơ tắc mạch.
Thức khuya kéo dài: Ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm khiến huyết áp và đường huyết biến động tới 30%.
Ngồi lâu không vận động: Sau 2 giờ ngồi liên tục, lưu lượng máu giảm đến 60%, dễ hình thành cục máu đông.

Uống nước không đủ: Khi khát, độ nhớt của máu có thể tăng gấp đôi, cản trở tuần hoàn.
Căng thẳng cảm xúc: Mỗi lần tức giận, huyết áp có thể tăng vọt lên 40mmHg ngay lập tức.
Chiến lược phòng ngừa hiệu quảĐi bộ nhanh 30 phút/ngày giúp giảm tới 25% nguy cơ nhồi máu não.
Thay 50% tinh bột trắng bằng ngũ cốc nguyên hạt giúp ổn định đường huyết, giảm dao động đến 40%.
Bổ sung 20g chất xơ/ngày có thể làm chậm quá trình xơ vữa động mạch tới 35%.
Ghi nhớ quy tắc cảnh báo "120":
1 bên tay chân yếu hoặc tê
2 khóe miệng lệch
0 khó phát âm hoặc nói lắp=> Gọi cấp cứu ngay lập tức, không tự ý dùng aspirin vì có thể gây xuất huyết não.
Phòng bệnh từ sớm – Đừng chờ đến khi quá muộn
Từ 20 tuổi: Theo dõi lipid máu
Từ 30 tuổi: Quản lý đường huyết
Từ 40 tuổi: Kiểm soát huyết áp
Từ 50 tuổi: Nên bắt đầu kiểm tra mạch máu định kỳ
Đột quỵ và nhồi máu não không chỉ tấn công người già – 15% nạn nhân dưới 40 tuổi. Chủ động bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay là cách thông minh nhất để không phải hối tiếc về sau.