Gừng là gia vị quen thuốc có mặt trong nhiều món ăn, bài thuốc của Việt Nam. Một số công dụng tuyệt vời của gừng phải kể đến như: Điều trị các triệu chứng nôn, buồn nôn; Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa; Giảm co thắt kinh nguyệt; Giúp giảm đau cơ, xương khớp; Tăng đề kháng; Điều trị một số bệnh đường hô hấp..
Thời điểm dịch bệnh hiện nay, gừng được rất nhiều người ăn, xông họng để diệt virus, tăng đề kháng.
Tuy rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, gừng cũng gây ra nhiều tác hại. Dưới đây là 4 điều cấm kỵ khi sử dụng gừng.
1, Không ăn gừng tươi bị dập nát, thối hỏng
Nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập, hỏng sẽ sinh ra nhiều loại độc tố mạnh gây hại cho sức khỏe con người. Trong đó có chất cực độc shikimol, có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu ngày sẽ hình thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Vì vậy, khi củ gừng bị dập nát, tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì tiếc rẻ rồi mang bệnh vào thân. Bạn cũng không nên chỉ cắt phần hỏng đi rồi dùng phần còn tươi, vì 1 số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị hỏng, độc tố shikimol có sẵn trong củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết.
2, Ba thời điểm không được ăn gừng
Những người đang dùng thuốc nên đặc biệt lưu ý khi ăn gừng, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ. Gừng có thể tương tác tiêu cực với 1 số loại thuốc, đặc biệt là thuốc để hạ huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim
. Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin, nếu dùng phải cách xa ít nhất là 4 giờ đồng hồ.
Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như: băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
Gừng tốt nhất chỉ nên dùng vào ban ngày, nhất là buổi sáng, do khí trong dạ dày nhiều nên ăn gừng sẽ khích lệ dương khí, tốt cho tuần hoàn máu và tiêu hóa. Ngược lại, không nên ăn gừng vào buổi tối, tính nóng của củ gừng sẽ gây ra đau bụng, khó ngủ, nóng trong.
3, Năm nhóm người không nên ăn gừng
Không phải gừng tốt cho tất cả mọi người, 5 nhóm người sau đây tốt nhất là không nên ăn nếu không muốn sớm nhập viện:
- Người bị say nắng, sốt cao: tính nóng của gừng sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí là xuất huyết.
- Người huyết áp cao: chỉ nên uống nước gừng khi bị hạ huyết áp, còn khi huyết áp cao mà ăn gừng sẽ càng khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
- Người bị đau dạ dày: 1 số thành phần của gừng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, bào mòn và gây ra những vết loét, dẫn đến viêm hoặc ung thư dạ dày.
- Người bị bệnh trĩ, xuất huyết: gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn.
- Phụ nữ có thai: tuy gừng rất tốt để giảm các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và nôn, nhưng tuyệt đối không ăn gừng trong 3 tháng cuối của thai kỳ, có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
4, Bốn loại thực phẩm kỵ gừng
Chúng ta thường xuyên sử dụng gừng trong rất nhiều những món ăn từ dân dã đến trang trọng, nhưng cần phải biết rằng không phải lúc nào nó cũng là gia vị tốt.
Có 4 thực phẩm kỵ gừng mà khi chế biến chúng có thể làm mất hương vị, giảm dinh dưỡng, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa, huyết áp như:
- Thịt chó.
- Rượu vang trắng.
- Thịt ngựa.
- Thịt thỏ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Theo dõi sốt, ho chưa đủ: 8 triệu chứng phát ban có thể là dấu hiệu đã mắc Covid-19
-
Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân 'thầm lặng' ít người biết khiến F0 tử vong rất nhanh, biết để cảnh giác
-
Gợi ý loại rau củ tốt cho người bệnh Covid-19
-
BS 100 tuổi da dẻ vẫn trắng hồng: 2 món ăn hàng ngày, 3 món chớ động đũa kẻo xuống nhan, mất sắc
-
9 thực phẩm thật ra còn giàu sắt, bổ máu hơn cả thịt bò và gan