Tiết vịt
Tiết vịt luộc chín mềm mịn, thơm ngon, dùng làm nhiều món như nhúng lẩu, xào... đều hấp dẫn.
Tiết vịt (và các loại huyết động vật khác) được coi là "thịt lỏng". Nó có hàm lượng protein cao tương tự như thịt, tỷ lệ axit amin gần bằng với mức trong cơ thể con người. Ngoài ra, nó cũng là thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và có hàm lượng chất béo ít hơn so với thịt.
Tiết vịt còn rất giàu sắt, 30,5mg/100 gram, nhiều hơn cả thịt lợn (khoảng 2,4mg/100 gram). Thậm chí, tiết vịt còn nhiều sắt hơn cả tiết gà (khoảng 25mg/100 gram) và huyết lợn (8,7mg/100 gram).
Sắt trong huyết động vật là sắt heme, có lợi cho quá trình hấp thụ của cơ thể. Lưu ý, huyết động vật giàu sắt nhưng đôi khi cơ thể con người sẽ không hấp thụ hết sắt sẽ kết hợp với sunfua trong ruột già tạo thành sắt sunfua, gây ra tình trạng phân đen. Đây là hiện tượng bình thường.
Mề gà
Mề gà là chính là phần dạ dày của gà. Nó có nhiệm vụ chính là nghiền nát thức ăn.
Mề gà là phần chứa ít chất béo nhất trong cơ thể con gà. Hàm lượng chất béo trong mề gà là khoảng 2,8g/100 gram. Mề gà có lượng cholesterol thấp hơn trong nội tạng, chỉ khoảng 170mg/100 gram. Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm có hàm lượng protein cao, 19,2 gram/100 gram.
Ngoài ra, mề gà còn giàu canxi, sắt, kẽm, kali có tác dụng tốt trong việc điều hòa huyết áp.
Trong mề gà có một lớp màng mỏng. Đây được coi là một dược liệu tốt cho sức khỏe. Màng mề gà tốt cho lá laách, dạ dày.
Bộ phận tiêu hóa của gà rất khỏe cũng nhờ lớp màng này. Nhờ nó, gà có thể tiêu hóa được những thức ăn cứng. Trong y học cổ truyền, màng mề gà được xem là vị thuốc tốt cho tì vị (tiêu hóa), dùng để điều trị chứng tích thực (khó tiêu).
Màng mề gà còn hỗ trợ làm tan sỏi thận. Trong sách cổ Trung Quốc có ghi, màng mề gà khi đi qua bàng quang có thể giúp loại bỏ vật cứng, làm tiêu sỏi, điều trị tiểu lắt nhắt, tiểu không hết, gan mật có sỏi. Người bình thường có thể ăn màng mề gà để tăng cường sức khỏe.
Cá chạch
Cá chạch là loại cá nước ngọt, có thân hình thon gọn, trông hơi giống lươn.
Chạch là thực phẩm chứa nhiều canxi. Nếu so sánh cùng trọng lượng, hàm lượng canxi trong chạch nhiều gấp 6 lần cá chép và gấp 10 lần mực/bạch tuộc.
Ngoài ra, chạch còn giúp cơ thể hấp thụ tối đa vitamin D.
Ăn chạch thường xuyên còn giúp tăng độ ẩm, độ đàn hồi của da, tăng khả năng kháng virus của cơ thể.
Chạch còn có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp và bảo vệ mạch máu.
Nghiên cứu cho thấy, chạch rất giàu vitamin A, B, C, canxi, sắt... là những chất cần thiết cho cơ thể, góp phần ngăn ngừa bệnh tật...
Tỏi đen
Tỏi đen được làm từ tỏi thông thường lên men chậm trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được quy định nghiêm ngặt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, so với tỏi trắng, tỏi đen được len men có lượng hoạt chất tăng lên nhiều lần.
Tỏi lên men chứa S-allyl-L-cysteine (SAC), đường fructose, polyphenol hay hợp chất sulfur hữu cơ tốt cho cơ thể.
Ăn tỏi đen thường xuyên và đúng cách sẽ giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol có ích cho cơ thể.
Ngoài ra, ăn tỏi đen còn giúp bảo vệ tế bào gan rất tốt.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Vì sao tới tuổi trung niên vợ chồng thường hay ngủ riêng? Lý do giờ mới biết
-
Uống nước chanh ấm vào buổi sáng có thật sự tốt như lời đồn, những cấm kỵ cần tránh ai cũng nên biết
-
Ăn sáng chọn xôi hay bún phở đều chán: Thử ngay món này vừa ngon vừa bổ
-
Sau 50 tuổi, đây là 3 chỗ quý nhất cơ thể cần được ưu tiên bảo vệ nếu muốn sống thọ, minh mẫn
-
4 loại quả "nuôi lớn" thế bào ung thư, rút ngắn tuổi thọ, dù giá rẻ cũng chớ nên mua