Sau nhiều năm nghiên cứu và kinh nghiệm về tâm lý học hành vi, giáo sư Lisa Feldman Barrett - người đứng đầu Trung tâm trí não và hành vi của Đại học Harvard đã đưa ra kết luận rằng, ngoài các yếu tố về di truyền thì phương pháp nuôi dạy thì môi trường sống cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, phát triển trí tuệ. Trong đó, giáo sư đã đưa ra 4 nguyên tắc nuôi dạy trẻ giúp triển trí tuệ toàn diện, trong đó điều 3 rất dễ thực hiện nhưng nhiều cha mẹ vẫn chưa biết đến. Cụ thể:
Nguyên tắc 1: Dạy con "bắt chước" cha mẹ
Hỏi rằng, liệu có bao giờ các bậc cha mẹ suy nghĩ rằng, những hành động đơn giản, không cần quá cao siêu như quét nhà, phơi quần áo, làm vườn hay trồng cây lại là những việc có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ trong tương lai hay không? Chắc hẳn, sẽ có không ít các phụ huynh cho rằng, nhưng công việc này là của người lớn, không thích hợp cho trẻ thực hiện vì con còn quá nhỏ. Nhưng theo chuyên gia, những hành động thường nhật đơn giản hàng ngày của cha mẹ lại rất thích hợp để trẻ có thể "bắt chước" và làm theo. Khi làm theo cha mẹ, con có thể hình thành tư duy học tập theo cách "bắt chước".
Bên cạnh đó việc được tiếp xúc với cây cối trong vườn, được đào đất, trồng cây cũng là những việc hết sức thú vị khơi gợi trí tò mò của con. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tư duy, học tập của con sau này rất nhiều. Chính vì vậy, khi làm vườn hãy cho con 1 ca nước nhỏ, để con bắt chước cha mẹ tưới cây, khi cha mẹ dọn nhà hãy cho con 1 chiếc chổi nhỏ để con có thể tự quét 1 góc phòng…
Tuy nhiên, chúng ta đều có thể thấy rằng, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Cho nên mọi hành vi của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi cũng như nhận thức của các con, bao gồm cả những thói quen tốt và xấu. Do đó cha mẹ cần lưu ý tránh thực hiện những lời nói và hành động tiêu cực trước mặt các con.
Nguyên tắc 2: Dạy con cách đặt câu hỏi "tại sao?" và luôn giải đáp thắc mắc của con.
Bộ não của trẻ nhỏ là một thực thể độc lập, có khả năng tự nhận thức và kết nối với thế giới xung quanh chứa không phải là "phiên bản" thu nhỏ của người lớn. Chính vì vậy, khi còn nhỏ, các con luôn cảm thấy tò mò với mọi thứ mới lạ xung quanh mình. Do đó, bên cạnh việc dạy trẻ cách bắt chước theo các hành động tốt của cha mẹ, hãy khuyến khích và dạy con cách đặt câu hỏi "tại sao", "đây là cái gì" và cha mẹ cũng phải đóng vai trò là người giải đáp những thắc mắc của con kịp thời. Việc giúp con giải đáp những câu hỏi không chỉ kích thích sự tò mò, ham học hỏi và tìm hiểu của con mà còn giúp con trở nên tự tin hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, Giáo sư Lisa Feldman Barrett cũng khuyến cáo, cha mẹ nên lưu ý khi đưa đáp án cho các câu hỏi của con. Chẳng hạn như, cha mẹ hãy hỏi "tại sao cha mẹ không cho con ăn kẹo?", thay vì nói "kẹo không tốt, cha mẹ cấm con" hãy từ tốn giải thích rõ ràng trên góc nhìn khách quan và khoa học cho con để con hiểu và có thêm kiến thức mới.
Nguyên tắc 3: Nói chuyện thường xuyên với con ngay từ khi còn nhỏ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ngay từ khi trẻ mới vài tháng tuổi, dù các con chưa hiểu nghĩa của từ thì não bộ của chúng vẫn tiếp nhận từ ngữ đó. Chính vì vậy, việc thường xuyên trò chuyện với con hàng ngày giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách bị động, đây cũng chính là nền tảng để con học nói và phát triển khả năng ngôn ngữ sau này. Đây chính là cách giúp trẻ phát triển trí tuệ đơn giản nhất mà bất cứ cha mẹ nào cũng có thể thực hiện hàng ngày, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết đến nguyên tắc quan trọng này.
Nguyên tắc 4: Dạy con chú ý tới quá trình thay vì đưa ra kết luận
Ví dụ, trong trường hợp, con có hành vi bắt nạt hoặc khiến bạn khác bị đau thì thay vì ngay lập tức gọi con là "em bé hư", cha mẹ hãy từ tốn giải thích cho con hiểu rằng hành động vừa rồi của con là sai vì làm như vậy khiến bạn bị đau. Việc khiến người khác đau là hành động sai trái, con không nên làm như vậy. Việc cha mẹ phân tích cho con hiểu quá trình thay vì ngay lập tức phán xét đi ngay vào kết quả chính là một trong những nguyên tắc giúp con hình thành nên nhận thức và tư duy đúng đắn.
Tuy nhiên, không chỉ trong việc giúp con nhận ra những lỗi sai của mình mà cha mẹ cũng có thể áp dụng nguyên tắc này vào việc khen thưởng con cái. Thay vì khen con "con mẹ thật giỏi" hãy chỉ ra con đã làm những hành động gì đáng được khen thưởng. Từ đó giúp con thêm 1 lần ghi nhớ những hành động nào là tốt được khen thưởng. Việc này sẽ giúp trẻ đặt nền móng đầu tiên để hình thành nên một nhân cách tốt trong tương lai.
Tác giả: Minh Hằng
-
3 điều quan trọng nhất cha mẹ cần dạy con gái để trẻ trở thành người độc lập, tự tin
-
Bật mí 3 điều cha mẹ càng nghiêm khắc, con cái càng thành công
-
Nuôi dạy trẻ trở nên ưu tú không khó nếu cha mẹ biết cách áp dụng 3 lỏng 2 nghiêm
-
Cha mẹ tức giận đến mấy cũng đừng nói 4 câu này với con, kẻo hối hận không kịp
-
3 câu nói của trẻ không chỉ EQ thấp mà còn là dấu hiệu "bất hiếu" trong tương lai, cha mẹ dạy dỗ ngay