Khi vừa hết bệnh
Theo các bác sĩ nha khoa, khi đang ốm hay vừa mới ốm dậy, bạn không nên đi nhổ răng vì lúc đó sức đề kháng không tốt, khả năng đông máu của cơ thể kém, khiến việc cầm máu mất nhiều thời gian. Khả năng phục hồi cũng rất kém sau những tổn thương.
Những thời điểm tuyệt đối không nên nhổ răng kẻo rước họa vào thânTrong khi đó, nhổ răng là kỹ thuật xâm lấn đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến xương ổ răng. Người đang ốm hay mới ốm dậy không có đủ sức khỏe để chống chọi sự đau đớn sau khi răng bị lấy ra khỏi tổ chức rắn chắc của nó. Việc nhổ răng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung.
Ngoài ra, khi nhổ răng cũng thường gây chảy máu, sưng, viêm, sốt. Nếu thực hiện nhổ răng số 8 khi ốm hay mới ốm dậy thì càng nguy hiểm hơn vì có thể gây nhiều biến chứng như viêm, lâu lành vết thương, không cầm được máu, thậm chí gây tổn thương vùng hàm mặt, nguy hiểm tính mạng khi không can thiệp kịp thời.
Giai đoạn kinh nguyệt
Ngày “đèn đỏ” nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao, gây sưng, viêm nướu, ảnh hưởng lớn đến việc khám và chẩn đoán bệnh răng miệng của nha sĩ. Thường các bác sĩ sẽ từ chối thực hiện các hoạt động điều trị như mài răng, nhổ răng, niềng răng… Nếu tiến hành làm sẽ đau đớn gấp nhiều lần so với bình thường, vết thương sẽ bị viêm, chảy máu nhiều, thậm chí không cầm được máu.
Phụ nữ mang thai
Những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bị đau nhức răng hàm, bạn có thể uống thuốc kháng sinh do bác sĩ nha khoa chỉ định để giảm đau nhức, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
Những người đang có bệnh lý trong cơ thể
Nếu đang mắc các bệnh như rối loạn về tim mạch, tiểu đường, dị ứng thì trước khi nhổ răng, bạn cần có ý kiến của bác sĩ đang điều trị. Bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần và động kinh phải cho dùng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng.
Những thời điểm tuyệt đối không nên nhổ răng kẻo rước họa vào thânTheo lý giải của các chuyên gia nha khoa, có một số trường hợp chảy máu kéo dài sau nhổ răng là do nhổ răng cho những người mắc bệnh về máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh bạch cầu, do rách nát phần mềm, vỡ xương ổ răng nhiều, do còn sót lại u hạt ở cuống răng đã nhổ. Sau nhổ răng chảy máu kéo dài cần phải thăm khám cẩn thận, tỉ mỉ để phát hiện nguyên nhân gây chảy máu kéo dài.
Nếu do còn sót u hạt thì nạo huyệt ổ răng lấy hết u hạt, rửa sạch ổ răng và cho cắn gạc theo dõi. Nếu nhổ răng cho những bệnh nhân bị bệnh máu thì cần rửa sạch ổ răng, cầm máu bằng miếng gelaspon, nhét gạc tẩm iodoform và cố định hàm. Sau đó kết hợp với chuyên khoa huyết học, xác định các yếu tố đông máu và điều trị theo chẩn đoán.
Tác giả: Mộc
-
Bí quyết giúp cho cơ thể tỏa hương thơm quyến rũ tự nhiên, bất chấp những ngày nắng nóng
-
Nhổ răng khôn chớ bỏ qua 5 điều này kẻo có ngày hối hận cũng không kịp, đặc biệt là cái số 3
-
Tử vi năm Kỷ Hợi: Tuổi nào sẽ gặp quý nhân, thành công nhất trong số 12 con giáp năm 2019?
-
Uống trà đá để giải khát, cẩn thận rước bệnh vào người mà không biết, nguy hiểm nhất là nhóm người số 1
-
Loài cỏ dại mọc đầy ở Việt Nam lại là loại ''thần dược'' chữa được nhiều bệnh ít người biết tới