Bẻ tay, vặn lưng, vặn cổ quá mức
Việc bẻ các khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ... là thói qun của nhiều người. Ho cho rằng làm như vậy giúp thư giãn cơ thể thể. Tuy nhiên, hành động này khiến các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động, làm phá hủy các cấu trúc khớp sụn và dây chằng quanh khớp. Đó là nguyên nhân đãn tới việc các khớp ngày càng to lớn. Thói quen này cũng có thể gây ra các tổn thương như bong gân, giãn dây chằng, trật khớp. Nó sẽ khiến lớp sụn nhanh bị bào mòn, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Nếu không từ bỏ thói quen này sớm, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng; to khớp ở cùng các ngón tay hoặc làm rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng...
Ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân
Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chảy. Các khớp này chịu toàn bộ trong lượng cơ thể. Khi co gối, áp lực do cơ ở phần đùi và gân bánh chè sẽ ép xương bánh chè trượt lên xương đùi. Lúc đi bộ, lực này tác động bằng khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể; khi leo cầu thang, lực này gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể; trong khi đó, khi ngồi xổm, lục này gấp tới 7-8 lần trọng lượng cơ thể.
Vì vậy, thói quen ngồi xổm tưởng vô hại nhưng lại tạo áp lực rất lớn phá hủy sụn xương bánh chè và sụn xương đùi gây thoái hóa khớp chè đùi.
Ngồi lâu một chỗ
Ngồi làm việc hoặc đứng quá lâu một chỗ sẽ khiến tuần hoàn máu ở chân giảm, cơ mông, hông ngày càng kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy.
Việc sử dụng bàn phím và con chuột lâu sẽ khiến các dây chằng và các cơ ở tay phải chịu sức ép khi hoạt động liên tục.
Thói quen ngồi lâu, liên tục trên 2 giờ sẽ làm mỏi nhóm cơ cạnh cột sống, khiến chúng ta khom lưng, cúi ra phía trước, làm các nhóm cơ và dây chằng phía sau cột sống bị kéo căng. Về lâu dài, nó có thể dẫn tới các tổn thương đốt sống, thoát vị đĩa đêm, thoái hóa cột sống.
Đi giày cao gót
Đi giày cao gót là việc rất quen thuộc với các chị em. Tuy nhiên, nó lại cực kỳ có hại cho xương khớp. Khi đi giày cao gót, các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân, gân gót bị căng giãn quá mức nên rất dễ bị đau mỏi. Khi đó, chị em sẽ gặp tình trạng đau lưng, đau bắp chân hoặc đau phần trên của gót chân.
Mũi giày càng nhỏ hẹp, các gón chân càng bị ép chặt thì nguy cơ vẹo ngón cái ra ngoài càng cao. Lâu ngày sẽ dẫn tới biến dạng ngón cái và các ngón khác. Ngoài ra, việc ép các ngón chân sẽ gây chèn ép, tổn thương các nhánh thần kinh gây đau hoặc phì đại các nhánh thần kinh vùng bàn chân.
Tác giả: Thanh Huyền
-
6 dấu hiệu xuất hiện sau bữa ăn là tín hiệu bệnh tật đang hoành hành, có 1 điểm cũng cần đi khám ngay
-
Dù gầy nhưng vẫn béo bụng dưới, mách chị em 4 ly nước "bóp bụng" hiệu quả: Càng uống càng gọn
-
5 loại quả tuy ngọt nhưng chứa lượng đường cực thấp, ăn vào còn giúp giảm cân, tiêu mỡ
-
5 triệu chứng Covid-19 phổ biến nhất ở người đã tiêm 2 liều vắc xin: Không còn sốt hay mất khứu giác, vị giác
-
Cô gái 26t bị liệt dây thần kinh số 7, nửa mặt cứng đờ vì thói quen tai hại nhiều người trẻ mắc phải