Lợi ích của bắp cải đối với sức khỏe
Bắp cải là một loại rau quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của các gia đình Việt, đặc biệt là mùa đông ở miền Bắc. Loại rau này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tốt cho tim mạch
Bắp cải có hàm lượng kali tương đối cao, tốt cho tim mạch, duy trì lưu thông máu, phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu đến tim.
Kali cũng là hợp chất tốt để giảm các triệu chứng cảu bệnh tăng huyết áp.
Tốt cho não
Bắp cải và các loại rau họ cải khác là nguồn cung cấp nhiều vitamin K và anthocyanin rất tốt cho sức khỏe thần kinh và sự tập trung của não bộ. Các dưỡng chất này có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh, phòng ngừa bệnh Alzheimer.
Tốt cho mắt
Bắp cải chứa nhiều beta-carotene, tốt cho mắt, giúp phòng ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể ở người cao tuổi.
Giải độc cơ thể
Bắp cải chứa hàm lượng vitamin C và lưu huỳnh cao, có tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây bệnh trong cơ thể.
Giảm cân
Thường xuyên ăn bắp cải giúp ngăn chặn glucid trong cơ thể chuyển hóa thành lipid (chất béo) gây tăng cân, béo phì. Bạn có thể ăn bắp cải luộc, dùng cả phần rau và phần nước để đạt được hiệu quả mong muốn.
Những thực phẩm kỵ với bắp cải
Dưa chuột
Ăn dưa chuột cùng với bắp cải sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm.
Gan động vật
Nấu bắp cải cùng gan động vật cũng làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm.
Táo
Bắp cải tím ăn cùng táo có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng.
Măng cụt
Ăn bắp cải và măng cụt cùng lúc có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa đồng thời gây cản trở cho quá trình hấp thụ các dưỡng chất của cơ thể.
Một số điều cần tránh khi chế biến bắp cải
Không để bắp cải đã nấu chín qua đêm
Không riêng gì bắp cải, với các loại rau đã được nấu chín, bạn không nên để qua đêm. Sau một đêm, rau sẽ tự sản sinh ra một lượng lớn nitrat. Khi ăn vào sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Không luộc, xào bắp cải quá lâu
Trong quá trình chế biến, bạn cần chú ý nấu bắp cải vừa chín tới. Nấu quá lâu sẽ làm phân hủy hết các chất dinh dưỡng có trong bắp cải và làm mất đi vị ngọt tự nghiên.
Những người không nên ăn bắp cải
Người bị rối loạn tuyến giáp, bướu cổ
Bắp cải có chứa một lượng nhỏ goitrin. Đây là một chất có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây ra bướu cổ. Những người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ nên hạn chế ăn bắp cải để tránh làm bệnh nặng thêm.
Người thể trạng hàn
Những người có cơ thể yếu, thường xuyên bị lạnh bụng khi ăn đồ lạnh thì nên hạn chế ăn bắp cải. Loại rau này có tính hàn có thể làm cơ thể lạnh hơn nếu ăn nhiều. Để khắc phục tính hàn của bắp cải, khi chế biến nên kết hợp với một chút gừng để tăng cảm giác ấm.
Người có hệ tiêu hóa kém
Bắp cải có nhiều chất xơ, tác dụng nhuận tràng. Do đó, người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn loại rau này. Đặc biệt, những người bụng dạ kém nên tránh ăn bắp cải sống, salad, dưa muối sổi vì dễ gây đầy bụng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
5 bộ phận ở tôm, thịt, cá là ‘bể chứa’ kim loại nặng, tiêu thụ nhiều sẽ gây hại cho cơ thể
-
Covid-19 và cúm có chung nhiều triệu chứng: Cần biết cách phân biệt để không nhầm lẫn
-
10 thực phẩm ai cũng tưởng tốt nhưng chuyên gia dinh dưỡng nói đừng ăn: Cẩn thận hại thận, tiểu đường
-
7 món canh rất tốt cho xương khớp, ai loãng xương, hay đau nhức cơ thể nên ăn thường xuyên
-
Đem tỏi ngâm với mật ong - bài thuốc quý hơn vàng, phòng ngừa cả đống bệnh