1. Tư thế ngôi đầu trước
Đây là tư thế nằm phổ biến của thai nhi khi bắt đầu chuyển dạ (ổn định từ khoảng tuần thứ 33-36 thai kỳ), và cũng là vị trí thuận lợi nhất cho sinh nở. Ở vị trí này, đầu bé quay xuống dưới khung xương chậu, mặt úp vào bụng mẹ, dễ dàng chào đời qua ống sinh. Nếu thai nhi nằm nghiêng sang trái là tư thế chẩm chậu trái trước (LOA), nghiêng sang phải là tư thế chẩm chậu phải trước (ROA).
2. Tư thế ngôi đầu sau
Em bé nằm đầu quay xuống dưới, mặt lại quay ra bụng thay vì quay vào trong, do mẹ ngồi hoặc nằm nhiều trong quá trình mang thai. Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, có khoảng 1/10 trẻ nằm ở vị trí này, sau đó sẽ xoay mình về đúng vị trí số 1. Thế nhưng, có khoảng 10-28% trẻ sẽ không xoay người, làm tăng thời gian sinh nở và khiến mẹ đau lưng nghiêm trọng.
3. Tư thế ngôi ngang
Vị trí này khá hiếm gặp vì hầu như trẻ sẽ quay đầu khi gần đến ngày chào đời. Vị trí này buộc mẹ phải đẻ mổ, nếu đẻ thường thì phần dây rốn sẽ đi ra trước gây hiện tượng suy dây rốn rất nguy hiểm.
4. Tư thế ngôi mông
Thai nhi ngôi mông có 3 loại chính:
- Ngôi mông hoàn toàn: Mông hướng về cổ tử cung, 2 chân gập lại và bàn chân sát gần mông.
- Ngôi mông thiếu mông: Mông hướng về cổ tử cung, 2 chân giơ thẳng lên trước mặt, bàn chân gần đầu.
- Ngôi mông kiểu bàn chân: Mông hướng về cổ tử cung, 1 hoặc cả 2 chân đều hướng xuống dưới chỗ cổ tử cung.
Tư thế này là vị trí ngôi thai ngược, cần được tư vấn đẻ mổ để đảm báo an toàn thai nhi.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
Cách làm tôm hùm nướng phô mai ngon, ai cũng mê mệt
-
Chẳng cần ăn kiêng, Địch Lệ Nhiệt Ba vẫn sở hữu vóc dáng vạn người mê
-
Bất kể rau luộc hay xào chỉ cần thêm vài giọt chanh vào nồi là rau xanh mướt, ngon giòn sần sật
-
Cô gái bị 2 thanh niên lạ mặt giật chiếc túi "nhanh như chớp" khi đang ngồi ăn ở quán
-
Mực trứng nướng sa tế cay cay bùi bùi ai cũng thích mê